
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
![]() |
Chỉ số Shanghai Composite sáng nay trượt 0,24% còn Shenzhen Composite tăng điểm 0,1%. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Trung Quốc đại lục đón nhận những gam màu trái ngược sau thông tin ngành dịch vụ Trung Quốc suy giảm trong tháng 4. Chỉ số Shanghai Composite trượt 0,24% còn Shenzhen Composite nhích 0,105%.
Báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin/Markit cho thấy ngành dịch vụ của Trung Quốc hứng chịu tháng suy giảm thứ 3 liên tiếp. Chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ tháng 4 của Trung Quốc đạt 44,4 điểm, nhích nhẹ so với mức 43 điểm của tháng 3. Chỉ số PMI dưới 50 điểm là chỉ dấu cho sự suy giảm của ngành hay lĩnh vực được khảo sát.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,58% còn Topix mất 0,64%. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt 0,31%. Thị trường chứng khoán Singapore, Malaysia và Indonesia hôm nay đóng cửa nghỉ lễ.
Chứng khoán Australia sáng nay cũng nhuốm đỏ khi chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,52%. Nhà đầu tư đang đón đợi số liệu kim ngạch thương mại tháng 3 mà Australia dự kiến công bố sáng nay. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,48%.
Sau 2 phiên lên điểm liên tiếp, chứng khoán Mỹ đêm qua nhuốm đỏ sau khi hãng dịch vụ phần mềm quản trị nhân sự ADP và công ty phân tích kinh tế và quản lí rủi ro Moody’s Analytics cho biết danh sách bảng lương khu vực tư nhân tháng 4 của Mỹ giảm 20,2 triệu lao động - mức giảm kỷ lục trong lịch sử thống kê số liệu này.
Báo cáo việc làm chính phủ Mỹ công bố tuần trước cho thấy có thêm khoảng 3 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, đưa tổng số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ lên 30,3 triệu trong vài tuần qua.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đêm qua đóng phiên mất 218,45 điểm về 23.664,64 trong khi S&P 500 trượt 0,7% và kết thúc ngày giao dịch với 2.848,42 điểm. Trái lại, chỉ số Nasdaq Composite nhích 0,7% lên 8.854,39 điểm.
Ủy ban châu Âu hôm qua 6/5 dự báo nền kinh tế EU sẽ suy giảm mức kỷ lục 7,5% trong năm 2020, đồng thời cảnh báo nợ công và thâm hụt ngân sách sẽ tăng bội do các gói hỗ trợ nền kinh tế chống dịch Covid-19. Triển vọng kinh tế u ám khiến chỉ số pan-European STOXX 600 mất 0,4%.
Thị trường tiền tệ sáng nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng từ mốc 100 lên 100,19. Đồng yên Nhật Bản lên giá và giao dịch 106,14 JPY/USD còn đô la Australia suy yếu về mức 1 AUD/0,6399 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay nhích nhẹ. Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 0,47% lên 29,86 USD/thùng, còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ lên giá 0,83% và giao dịch 24,19 USD/thùng.

-
Mỹ áp thuế đối ứng toàn cầu, giá dầu thô xuống mức thấp nhất trong 4 năm -
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến -
Tổng thống Trump lên lịch đàm phán thuế quan, nhưng kiên quyết áp thuế 104% lên Trung Quốc -
Mỹ bắt đầu áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ ngày 9/4 -
Quan chức Fed: Các mức thuế mới có thể khiến áp lực lạm phát quay trở lại -
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm -
Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế quan đối với Trung Quốc
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội