-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
GVR cùng nhóm tài chính “khởi nghĩa”
Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận những phiên giao dịch biến động mạnh trong tuần. Thông tin tiêu cực khi Mỹ dán nhãn Việt Nam là nước thao túng tiền tệ đã kéo chỉ số VN-Index giảm 15 điểm, tương đương 1,45%. Quyết định từ phía Bộ Tài chính Mỹ dựa trên việc xem xét ba chỉ tiêu (i) Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD; (ii) Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; (iii) Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Tuy nhiên, bất chấp những lo ngại về khả năng Mỹ áp thuế lên một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, VN-Index đã quay lại bứt phá trong phiên cuối tuần. Chỉ số này đảo chiều tăng 15,69 điểm lên 1.067,4 điểm. xác lập kỷ lục mới trong năm 2020.
Cổ phiếu GVR của Tập đoàn Cao su Việt Nam tăng 21,3% chỉ trong vòng một tuần. Ông lớn doanh nghiệp với quy mô vốn hóa 101.400 tỷ đồng này cũng là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào mức tăng của chỉ số tuần này. Ngoài ra, top 10 cổ phiếu giúp chỉ số tăng điểm tuần này còn có sự góp mặt của một loạt các cổ phiếu nhà băng, gồm cả các ngân hàng tư nhân (Techcombank, VPBank, MBBank) và nhóm bộ 3 ngân hàng có vốn Nhà nước (BIDV, Vietcombank và VietinBank). Cổ phiếu TCB đã tăng 13,84% trong riêng tuần này. Xu thế tăng của cổ phiếu này đã duy trì từ cuối tháng 10 với mức tăng trưởng hơn 36%.
Ngoài sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu nhà băng, số lượng các mã chứng khoán tăng giá tuần qua cũng như phiên 18/12 đều áp đảo trên cả ba sàn. Tổng cộng, đã có 419 cổ phiếu tăng giá, trong khi chỉ có 255 mã giảm giá. Cổ phiếu VNM của Vinamilk kéo chỉ số VN-Index giảm mạnh nhất, tiếp đến là cổ phiếu APH (Tập đoàn An Phát). Giá cổ phiếu APH rơi kịch sàn trong phiên hôm qua, sau hai phiên giảm sâu trước đó. Giá cổ phiếu này đã giảm 14,5% trong tuần qua.
Trên sàn HNX, cổ phiếu VCG cũng giao dịch khá nổi bật khi tăng gần 5,3% trong cả tuần, vươn lên mức giá cao nhất nhiều năm (43.800 đồng/cổ phiếu). Cổ phiếu này chỉ còn giao dịch trên sàn HNX đến ngày 21/12/2020. Sàn HoSE cũng vừa ra quyết định chấp thuận niêm yết đối với VCG. Ngay trước ngày chuyển sàn, Vinaconex cũng đã hoàn tất mua 39,3 triệu cổ phiếu quỹ với số tiền bỏ ra gần 1.644 tỷ đồng, gần sát nguồn quỹ tối đa đã đăng ký.
Những ngày cuối năm này, vẫn đang có nhiều cổ phiếu mới, đặc biệt là nhóm cỏ phiếu nhà băng, rục rịch cho kế hoạch chào sàn. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam sẽ niêm yết 1,175 tỷ cổ phiếu MSB trên HoSE từ 23/12 tới. SeABank, NamABank cũng đã gửi hồ sơ lên HoSE. BacABank dự kiến chuyển từ UPCoM sang sàn HNX. ABBank hôm qua cũng đã hoàn tất đăng ký lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để chuẩn bị đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Thanh khoản trên chục nghìn tỷ đồng/phiên, dấu hỏi sự cố phiên ATC
Không chỉ gây sốc với mức tăng giảm biên độ lớn, giao dịch chứng khoán tuần qua có đáng chú ý bởi mức thanh khoản. Bình quân tuần qua, giá trị giao dịch mỗi phiên trên sàn HoSE đạt 13.160 tỷ đồng, tăng hơn 17% so với tuần trước. Trên sàn HNX, thanh khoản bình quân cũng tăng tới 32,7% lên 1.299 tỷ đồng dù trên sàn đã vắng bóng thêm một số cổ phiếu lớn.
Tại phiên giao dịch với tổng giá trị hơn 14.530 tỷ đồng trên sàn HoSE, Nhiều công ty chứng khoán phản ánh hệ thống không nhận được kết quả khớp lệnh trong cuối phiên khớp lệnh liên tục buổi chiều và phiên ATC. Tuy nhiên, phản hồi của HoSE ngay tối hôm đó cho biết chỉ phát hiện một vài trường hợp kết quả trước trả về chậm có thể do hoạt động giao dịch tăng mạnh và khẳng định hệ thống chuyển sang phiên ATC bình thường, không có sai sót.Thanh khoản phiên ATC ngày hôm sau cũng xuống mức thấp bất thường so với sự sôi động các ngày qua.
Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trên thị trường dù đã mua ròng nhẹ trở lại hơn 49 tỷ đồng hôm 18/12. Tổng cộng, giá trị bán ròng cả tuần của khối ngoại đạt 2.255 tỷ đồng. Đây cũng là tuần cơ cấu lại danh mục của quỹ ETF Vaneck. Trước đó, MVIS đã công bố danh mục điều chỉnh của ETF Vaneck với tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam là 64,26% do quỹ bổ sung 1 cổ phiếu Đài Loan. Danh mục cổ phiếu Việt Nam do vậy sẽ bị bán ròng khoảng 10,5 triệu USD. Dù vậy, lực hấp thụ của các nhà đầu tư trong nước khiến chỉ số thị trường không những không chùn bước mà còn xác lập mức kỷ lục mới của năm.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025