
-
Hà Nội phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11-12%
-
CSA 2025 tôn vinh Imexpharm: Dấu ấn bền vững vì cộng đồng và hành tinh xanh
-
Sonadezi hoàn tất góp hơn 220 tỷ đồng vào Sonadezi Khánh Hòa
-
Tỷ giá bật tăng sau gần một tuần ổn định
-
Công ty chứng khoán đón cơ hội trước ngưỡng cửa quan trọng -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
Sau phiên hồi phục chóng vánh ngày 4/10, sắc đỏ lại quay về áp đảo cả ba sàn chứng khoán Việt Nam. VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất phiên, giảm 14,78 điểm (-1,31%), xuống 1.113,89 điểm. HNX-Index giảm 2,19 điểm (-0,95%), xuống 228,01 điểm. UPCoM-Index giảm 0,68 điểm (-0,77%), xuống 86,79 điểm.
Đà rơi sâu của VN-Index khiến chứng khoán Việt Nam nằm trong top 5 chỉ số chứng khoán giảm sâu nhất trong ngày, chỉ đứng sau chỉ số chứng khoán của Mexico, Phillipines, Chile và Hi Lạp.
Phiên giảm điểm ngày 5/10 cũng lấy đi toàn bộ thành quả của phiên hồi phục hiếm hoi tuần trước. Giao dịch tiếp tục dè dặt hơn khi lực mua vẫn rất thận trọng. Trên cả ba sàn, giá trị giao dịch đạt gần 15.300 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản sàn HoSE là 13.036 tỷ đồng, thấp nhất nhiều tháng nay.
Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là SSI (711 tỷ đồng), DIG (425 tỷ đồng), VND (373 tỷ đồng), VIX (343 tỷ đồng) hay DXG (336 tỷ đồng). Trừ SSI giảm nhẹ, các cổ phiếu đứng đầu thanh khoản trên đều giảm mạnh, trong đó hai đại dịch ngành bất động sản là DIG và DXG đều giảm kịch biên độ.
Sắc đỏ bao phủ lên nhóm chứng khoán và bất động sản. Cổ phiếu ngân hàng với quy mô vốn hoá dẫn đầu cũng rơi sâu. Ba cổ phiếu kéo VN-Index đi lùi cũng chính là ba “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước. Lần lượt VCB, BID và CTG là yếu tố “đóng góp” nhiều điểm giảm nhất cho VN-Index.
Nhiều mã vốn hóa lớn khác điều chỉnh mạnh như PLX (-5,1%), MWG (-4,5%), POW (-3,1%), VNM (-2,3%). Toàn bộ cổ phiếu top 10 tổ chức niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất đều đóng cửa trong sắc đỏ.
Tuy vậy, thị trường vẫn có một số điểm sáng như diễn biến ở nhóm bất động sản khu công nghiệp với TIP tăng trần, VGC (+5,91%), SZC (+2,3%), IDC (+1,77%) và các mã còn lại cũng đóng cửa trong sắc xanh trước thông tin Chính phú giảm 30% tiền thuê đất phải nộp trong năm 2023 cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất.
Các cổ phiếu kỳ vọng hưởng lợi từ đầu tư công, xây dựng cũng có diễn biến phân hóa khá tích cực so với thị trường chung như PTB (+4,22%), CTD (+4,22%), HT1 (+2,60%), VCG (+0,62%)...
Trên cả ba sàn, có tổng cộng 468 mã giảm, 20 mã giảm sàn và chỉ có 260 mã tăng, 16 mã tăng trần.
Nhà đầu tư nước ngoài trở lại bán ròng mạnh. Giá trị bán ròng trên ba sàn đạt 729 tỷ đồng, nhiều nhất từ 14/9. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là khối ngoại không bán tập trung ở một vài cổ phiếu mà dàn trải trên diện rộng.
Cổ phiếu bị nhóm này bán ra mạnh nhất là VNM, nhưng giá trị bán ròng cũng chỉ chưa đến 45 tỷ đồng. Xét về khối lượng, CTG bị bán mạnh nhất (1,41 triệu đơn vị), tương ứng giá trị bán ròng đạt 40,26 tỷ đồng.

-
Sonadezi hoàn tất góp hơn 220 tỷ đồng vào Sonadezi Khánh Hòa -
Tỷ giá bật tăng sau gần một tuần ổn định -
Công ty chứng khoán đón cơ hội trước ngưỡng cửa quan trọng -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải -
Trái phiếu doanh nghiệp chào bán ra công chúng sẽ khởi sắc vào nửa cuối năm 2025 -
Thị trường chứng khoán sẵn sàng cho cú hích nâng hạng -
Góc nhìn TTCK tuần 14-18/7: Chờ chỉnh kỹ thuật để tối ưu hóa điểm mua
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng