
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
![]() |
Các diễn giả thảo luận về giải pháp xanh hóa ngành ô tô tại Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, Một đích đến”. Ảnh: Đức Thanh |
Nhiều lối đi, một đích đến
Tháng 10/2023, khi gặp gỡ các phóng viên quốc tế, lãnh đạo Tập đoàn Toyota (Nhật Bản) hào hứng chia sẻ câu chuyện theo đuổi sự đa dạng trong quá trình hướng tới trung hòa carbon.
Toyota là nhà sản xuất ô tô có doanh số bán xe lớn nhất nhì thế giới. Thị trường của Toyota trải dài trên các châu lục và gồm đủ các phân khúc, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Đây cũng là nhà sản xuất đã tiên phong trong việc tìm ra giải pháp để đạt được sự đột phá về sử dụng nhiên liệu khi đưa ra mẫu xe hybrid (xe xăng lai điện) trang bị cả động cơ xăng và động cơ điện mang tên Prius vào năm 1997.
Cho đến nay, đã có 5 thế hệ Prius ra đời và mẫu xe Toyota Prius thế hệ thứ 5 gần đây đã tạo ra kỷ lục mới của thế giới về mức tiêu thụ nhiên liệu, khi chỉ mất trung bình 2,53 lít xăng cho quãng đường 100 km, vượt qua kỷ lục thế giới được thiết lập vào năm 2016 với mức tiêu thụ 3,07 lít xăng/100 km.
Không dừng lại ở dòng xe hybrid, Toyota liên tục nghiên cứu, đưa ra nhiều hướng đi để giảm phát thải, với các dòng sản phẩm như plug-in hybrid (xe hybrid sạc ngoài), BEV (xe thuần điện), FCEV (xe dùng pin nhiên liệu hydro) nhằm phù hợp với nhiều thị trường có tiêu chuẩn khác nhau.
Đáng chú ý, trong câu chuyện đa dạng con đường hướng tới trung hòa carbon này, một trong những điều trăn trở lớn nhất của người đứng đầu Toyota chính là đảm bảo việc làm cho hơn 5,5 triệu lao động đang hoạt động trong ngành ô tô của Nhật Bản, tận dụng nguồn nhân lực sẵn có cũng như kinh nghiệm sản xuất đã tồn tại hàng thập kỷ.
Tại Việt Nam, chiến lược của Toyota được nhắc tới bao gồm phát triển dòng xe hybrid, nhiên liệu sinh học và xe điện.
Là nước đi sau trong ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam khát khao được ghi tên trên bản đồ của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, làm ra chiếc ô tô không khó, nhưng để thương hiệu và sản phẩm được khách hàng chấp nhận, tin tưởng, yêu mến và nhân rộng trên thị trường, thì không chỉ cần thời gian, tiền bạc, mà còn cần cả sức mạnh và công nghệ của ngành công nghiệp nội địa.
Để thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, yêu cầu xanh hóa ngành ô tô được đặt ra vô cùng cấp thiết. Hơn nữa, yêu cầu này còn xuất phát từ hiện trạng cung cấp năng lượng của đất nước.
Nhiều năm đồng hành với ngành năng lượng, hiểu được thực tế triển khai các dự án năng lượng lớn từ năm 2016 tới nay có nhiều trở ngại cũng như áp lực đáp ứng nhu cầu sử dụng điện vào mùa cao điểm, nên ý tưởng tổ chức một diễn đàn để giúp các bên hiểu rõ hiện trạng này đã được Báo Đầu tư ấp ủ từ lâu. Ý tưởng đó càng rõ nét hơn khi được chia sẻ câu chuyện, tầm nhìn từ lãnh đạo Toyota Nhật Bản.
Hơn 5.400 lượt xem trực tiếp Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, Một đích đến” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 29/8/2024 và hơn 62.000 lượt xem trong 2 tuần sau khi diễn ra Hội thảo đã cho thấy sức hấp dẫn và tính thời sự của chủ đề được chọn.
Rất nhiều khách mời đã chia sẻ, những thông tin được cung cấp tại Hội thảo giúp họ hiểu rõ hơn về thực trạng quá trình xanh hóa ngành ô tô và những thách thức cần phải vượt qua với sự chung tay của nhiều bên. Điều này rất quan trọng, bởi việc hiểu rõ hiện trạng và con đường phải đi sẽ góp phần giảm bớt lãng phí của xã hội và sớm đạt được mục tiêu đề ra.
![]() |
Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, Một đích đến” do Báo Đầu tư tổ chức thu hút hơn 5.400 lượt xem trực tiếp. Ảnh: Đ.Thanh |
Năng lượng vẫn là mối bận tâm lớn
Gần một tháng sau khi Hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi, Một đích đến” được Báo Đầu tư tổ chức, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, với sự tham gia của lãnh đạo Thaco, Vingroup, Geleximco - những doanh nghiệp đang đầu tư, hoạt động trong ngành ô tô, câu chuyện giảm phát thải ngành ô tô lại được nhắc tới.


- Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco
Theo nhận xét của các doanh nghiệp này, ngành ô tô đang ở giai đoạn có rất nhiều sự thay đổi về công nghệ, cùng với xu hướng sử dụng các loại ô tô dùng năng lượng mới, hướng đến xanh, sạch, nhằm đáp ứng mục tiêu giảm phát thải mà Việt Nam đã cam kết tại COP26.
Theo đó, Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp ô tô ban hành từ năm 2014 cần được cập nhật. Đáng nói là, Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Công thương đưa ra mới đây vẫn còn hướng đến sản xuất động cơ hộp số. Điều này cho thấy, chính sách chưa bám sát những thay đổi về xe năng lượng mới, xanh, sạch.
“Chúng tôi mong muốn có những hội thảo, cả trong nước và quốc tế, để nhìn rõ những thay đổi và xu hướng của thị trường, để thấy được tỷ trọng các loại xe, từ xe xăng ít tiêu hao nhiên liệu đến xe lai, xe lai có pin, xe pin có thêm động cơ nhỏ để sạc điện và xe thuần điện. Việc này sẽ được thực hiện từng bước phù hợp và tránh được rủi ro cho nền kinh tế”, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco chia sẻ.
Trên thực tế, chuyển từ sử dụng ô tô, xe máy dùng xăng/dầu sang xe điện để giảm phát thải là mong muốn chính đáng, nhưng với hiện trạng hệ thống điện của Việt Nam (nhiệt điện than đóng vai trò chủ đạo), nếu chỉ nghĩ tới xe điện là chưa đủ. Tại Việt Nam, nhiệt điện than dù chỉ có công suất đặt chiếm tỷ trọng 32,4% tổng công suất hệ thống, nhưng đang đóng góp lớn trong sản xuất điện. Cụ thể, năm 2022, sản lượng điện than đóng góp cho hệ thống 95,627 tỷ kWh, thủy điện đóng góp 97,814 tỷ kWh và nhiệt điện khí đóng góp 28,772 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng lần lượt là 36%, 37%, 11% toàn hệ thống.
Năm 2023, nhiệt điện than đóng góp 120,351 tỷ kWh, thủy điện đóng góp 81,614 tỷ kWh, nhiệt điện khí đóng góp 26,784 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng lần lượt là 44%, 30%, 10%. Trong 8 tháng đầu năm 2024, tình hình vẫn chưa có gì thay đổi, khi nhiệt điện than vẫn dẫn đầu về sản lượng điện.
Phần đóng góp của thủy điện còn nhỏ, đóng góp của điện mặt trời, điện gió cũng chưa đáng kể so với tổng sản lượng điện phát thực tế. Việc đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch đòi hỏi phải có các giải pháp kỹ thuật, đồng nghĩa phải tăng thêm chi phí đầu tư, thì mới có thể đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống của người dân.
Như vậy, trong khi chưa có sự thay đổi đáng kể về giá bán lẻ điện cho nền kinh tế, với thực trạng mua giá cao - bán giá thấp khiến ngành điện lỗ lớn, hay việc 154 dự án điện mặt trời, 123 dự án điện gió cùng hàng trăm dự án thuỷ điện nhỏ phải đối diện với sự rà soát của cơ quan an ninh điều tra về tính hợp lý và hợp pháp trong việc bổ sung quy hoạch, thì việc nguồn điện vẫn phải dựa vào điện than cho thấy, cần có nhiều hơn một lối đi để chung tay giảm phát thải ngành ô tô.
-
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái -
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hệ thống lưu trữ năng lượng phục vụ phát triển xanh bền vững
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới