
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE
-
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới
Báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) cho thấy trong quý cuối năm 2023, chuỗi trà và cà phê Phúc Long ghi nhận doanh thu 374 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp giai đoạn này đạt 243 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời gộp của chuỗi này lại được cải thiện đáng kể từ mức 60,6% của quý IV/2022 lên 64,8% vào quý IV/2023. EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) của Phúc Long trong ba tháng cuối năm đạt 49 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 4 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm, Masan cho biết chuỗi trà và cà phê Phúc Long mang về 1.535 tỷ đồng doanh thu và 993 tỷ đồng lãi gộp, lần lượt giảm 2,8% và 11,1% so với năm trước. Biên lợi nhuận gộp cả năm đạt 64,7%, giảm 6 điểm phần trăm so với năm trước. Điểm sáng lớn nhất là EBITDA cả năm đạt 255 tỷ đồng, tăng gần 31% so với năm trước nhờ tối ưu hoá số lượng ki-ốt.
Theo lý giải của ban lãnh đạo Masan, doanh thu của Phúc Long tiếp tục bị ảnh hưởng do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu bên ngoài, nhưng lợi nhuận được cải thiện bằng hoạt động luân chuyển các ki-ốt. Ban lãnh đạo tiếp tục thận trọng và chỉ mở 5 cửa hàng mới ngoài hệ thống WinCommerce trong quý cuối năm 2023, nâng tổng số cửa hàng mở mới trong năm lên 28 cửa hàng. Cuối năm 2023, Phúc Long có 156 cửa hàng ngoài hệ thống WinCommerce.
Như vậy, chuỗi trà và cà phê Phúc Long đóng góp 1,96% vào tổng doanh thu và 4,48% lợi nhuận gộp cả năm 2023 của Tập đoàn Masan. Kết quả này không đạt kỳ vọng của ban lãnh đạo Masan. Trong kế hoạch kinh doanh công bố hồi đầu năm 2023, ban lãnh đạo dự kiến Phúc Long sẽ đạt mức doanh thu thuần từ 2.500 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng, tăng trưởng vững chắc từ 58% đến 90% so với năm 2022 nhờ mở thành công từ 75 đến 90 cửa hàng flagship và duy trì hiệu quả doanh thu của cửa hàng mới như cửa hàng hiện hữu vào thời điểm đó. Ban lãnh đạo Masan khi đó cũng cho hay sẽ xem xét đổi mới thực đơn trong nửa cuối năm 2023 để mang đến cho người tiêu dùng các món thức uống chủ đạo tươi mới, thú vị hơn.
Ban lãnh đạo Masan kỳ vọng năm nay Phúc Long sẽ mang về doanh thu khoảng 1.790 đến 2.170 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 17% đến 41% so với cùng kỳ. Chuỗi này dự kiến mở từ 30 đến 60 cửa hàng mới ngoài hệ thống WinCommerce (bao gồm cửa hàng tiêu chuẩn, cửa hàng Flagship và ki-ốt) tập trung vào Hà Nội và TP.HCM.
“Phúc Long cũng sẽ bắt đầu tích hợp chương trình loyalty vào hội viên WIN của Masan, mang đến nhiều lợi ích, đồng thời cũng mang lại một nguồn doanh thu khác cho Phúc Long. Ngoài ra, Phúc Long sẽ nâng cao năng suất bán hàng thông qua các dự án marketing các cửa hàng địa phương, triển khai chương trình khuyến mãi trên toàn quốc, và các chương trình theo mùa giúp thu hút lượng khách hàng trẻ mới”, báo cáo của Masan viết.
-
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành -
Ông Phạm Ngọc Thuận bất ngờ từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Becamex IDC -
Vietnam Airlines đặt mục tiêu 116.715 tỷ đồng doanh thu, 5.119 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2025
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách