
-
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
-
Đề nghị phạt nặng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
-
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga -
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
![]() |
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam |
Các chỉ số thống kê cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa theo thị trường trong 7 tháng đầu năm 2017 như sau:
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm 20,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Tuy nhiên, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng chậm lại so với tốc độ tăng của năm trước (9,9% so với 14,9%), thấp xa so với tốc độ tăng chung (18,7%); tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ 7 tháng năm nay thấp hơn cùng kỳ năm trước (20,3% so với 21,9%). Trong khi đó, nhập khẩu tăng cao lên so với tốc độ tăng của năm trước (22,7% so với 11,7%), cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của xuất khẩu.
EU là thị trường rộng lớn, khi xuất khẩu chiếm 18,7% và tăng 12,8% so với cùng kỳ; nhập khẩu chiếm tỷ trọng thấp hơn (5,7%); xuất siêu có quy mô lớn và tăng so với cùng kỳ năm trước (14,7 tỷ USD so với 13,2 tỷ USD). Tuy nhiên, tốc độ tăng xuất khẩu chỉ bằng 2/3 tốc độ tăng chung - thậm chí có thành viên còn bị giảm - tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu (14,8%).
Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay là thị trường nhập khẩu lớn nhất (chiếm 26,8%) và tăng cao (15,8%), xuất khẩu lớn thứ ba (chiếm 13,5%) và tăng rất cao (42,6%). Nhập siêu tuy thấp hơn năm trước (16,2 tỷ USD so với 16,5 tỷ USD), nhưng vẫn còn ở mức rất cao, nếu kể cả tiểu ngạch thì còn cao hơn nữa. Hàng Trung Quốc có lợi thế là giá rẻ, Việt Nam là thị trường gần, vốn đầu tư của Trung Quốc gia tăng, nhiều máy móc, thiết bị đang trong quá trình chuyển giao để trang bị mới, trong khi việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng bán phá giá, đi theo công trình đầu tư hoặc thắng thầu... không chặt chẽ.
ASEAN vừa là thị trường gần, vừa là thị trường lớn của Việt Nam, nay lại cùng một cộng đồng kinh tế. Trong 7 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam sang đây đạt 12,3 tỷ USD, tăng 27,1%, cao hơn tốc độ tăng chung; nhập khẩu từ đây đạt 16 tỷ USD, tăng 19,7%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu và thấp hơn tốc độ tăng chung. Do vậy, nhập siêu 7 tháng năm nay tương đương cùng kỳ năm trước (3,7 tỷ USD).
Trong khối ASEAN, những thị trường mà Việt Nam xuất khẩu và nhập siêu lớn trong 6 tháng đầu năm là: Thái Lan (xuất khẩu 2,23 tỷ USD, nhập khẩu 4,75 tỷ USD, nhập siêu 2,53 tỷ USD, cao hơn mức của cùng kỳ năm ngoái là 2,16 tỷ USD); Malaysia (xuất khẩu 2,12 tỷ USD, nhập khẩu 2,7 tỷ USD, nhập siêu gần 0,6 tỷ USD, thấp hơn mức của cùng kỳ là 1,21 tỷ USD); Singapore (xuất khẩu 1,52 tỷ USD, nhập khẩu 2,84 tỷ USD, nhập siêu 1,32 tỷ USD, thấp hơn mức của cùng kỳ là 1,45 tỷ USD); Philippines, Campuchia.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (7 tháng chiếm 8,3%, với 9,6 tỷ USD, tăng 20,8%); nhập khẩu cũng lớn thứ 3 (với 9,2 tỷ USD, chiếm 7,8%, tăng 11,6%); đã chuyển từ nhập siêu trong cùng kỳ năm trước (500 triệu USD) sang xuất siêu trong kỳ này (400 triệu USD).
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Việt Nam (7 tháng đạt 7,6 tỷ USD, chiếm 6,6%, tăng 26,4%); là thị trường nhập khẩu đứng thứ hai (đạt 26,7 tỷ USD, chiếm 22,6%, tăng 50,8%); nhập siêu cao gấp rưỡi cùng kỳ (19,1 tỷ USD so với 12,2 tỷ USD) và xét về chính ngạch đã vượt qua Trung Quốc vươn lên đứng thứ nhất. Đây là điểm nhấn trong 7 tháng đầu năm 2017. Những mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng, điện thoại và linh kiện, xăng dầu, vải, sản phẩm chất dẻo...
Từ diễn biến của 7 tháng đầu năm, cần quan tâm đến một số vấn đề sau: nâng cao hơn nữa hiệu quả và sức cạnh tranh để không bị thua trên sân nhà, thắng trên sân người; thực hiện tốt hơn, tận dụng các ưu đãi của các hiệp định song phương, đa phương, không nên “bỏ trứng vào một giỏ”; kiểm soát chặt hơn việc nhập khẩu trên cơ sở kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, tình trạng bán phá giá... Cùng với đó, cần giảm tiểu ngạch, nâng thành chính ngạch trong việc buôn bán với Trung Quốc; kiểm soát việc nhập khẩu thiết bị để tránh tiếp thu công nghệ thải loại, trở thành bãi rác công nghệ...

-
Công bố sản phẩm hợp quy: Không thể bỏ, nhưng sẽ co hẹp để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp
-
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
-
Đề nghị phạt nặng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
-
Đề xuất loạt giải pháp ngăn KOL, KOC quảng cáo “láo”, quảng cáo trá hình để né thuế
-
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân -
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã -
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga -
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN -
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”