
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
Theo Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan), đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình doanh nghiệp ưu tiên, tổng số doanh nghiệp ưu tiên hiện nay của cả nước là 59 doanh nghiệp.
Riệng trong năm 2016, tổng trị giá kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp này đạt 94 tỷ USD.
Như vậy, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên chiếm đến 26,8% tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong năm 2016 (cả nước đạt 350,74 tỷ USD).
![]() |
Samsung là một trong những doanh nghiệp FDI có đóng góp lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. |
Theo Tổng cục Hải quan, thực hiện chế độ doanh nghiệp ưu tiên là một trong những giải pháp quan trọng để tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Những lợi ích cụ thể mà cộng đồng doanh nghiệp được thụ hưởng (theo quy định của Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn) khi được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên như: Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.
Đồng thời doanh nghiệp được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan…; được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật…
Trong số các doanh nghiệp đang được công nhận có 24 doanh nghiệp trong nước, 13 doanh nghiệp vốn của Nhật Bản, 9 doanh nghiệp vốn của Hàn Quốc và một số doanh nghiệp thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ: Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Hồng Kông, Đài Loan, Italy, Singapore, doanh nghiệp liên doanh.
Các tên tuổi có đóng góp lớn cho xuất khẩu như TNHH Hansol Electronics Việt Nam; Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam; Công ty TNHH Samsung Display; Công ty TNHH Denso Việt Nam; Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam; Công ty TNHH Foster Việt Nam; Công ty TNHH Panasonic system networks; Công ty TNHH Kwong Lung Meko; Công ty CP Tong Hong Tannery Việt Nam; Công ty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex; Công ty CP Sữa Việt Nam; Công ty TNHH Sonion Việt Nam; Công ty TNHH thủy sản XNK Âu Vững I; Công ty cổ phần Phúc Sinh, Công ty CP Đại Tân Việt (TP.HCM); Công ty CP may Sông Hồng (Nam Định); Công ty TNHH Sài Gòn Precision (TP.HCM), Tổng công ty May Việt Tiến, Công ty Đầu tư và Thương mại TNG...

-
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”