
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ
-
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
-
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất
-
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội
-
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400%
![]() |
Theo kế hoạch, trong năm 2019, các ngân hàng phải chuyển đổi it nhất 30% số thẻ từ hiện nay sang thẻ chip. Ảnh: Đ.T |
Giảm thiểu rủi ro
Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, việc chuyển đổi sang thẻ chip là xu thế tất yếu của các nước trong khu vực và quốc tế trước tình trạng tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng. Công tác chuyển đổi phải đảm bảo hoạt động thẻ vẫn diễn ra liên tục, ổn định và an toàn, đồng thời, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng chủ thẻ trong quá trình thực hiện chuyển đổi. Việc chuyển đổi thẻ từ sang chip được cho là cần thiết, bởi thời gian qua đã xảy ra một số vụ việc khách hàng mất tiền trong tài khoản, gây hoang mang trong dư luận về việc an toàn bảo mật của ngân hàng.
Ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam cho biết, các rủi ro gần đây chủ yếu liên quan đến dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là thẻ rút tiền ATM.
Việt Nam hiện có 48 ngân hàng phát hành thẻ nội địa với khoảng 76 triệu thẻ, hơn 261.000 POS và 18.600 ATM. Phần lớn POS đã tuân theo chuẩn EMV, nên việc chuyển đổi này được đánh giá là không ảnh hưởng tới các giao dịch thanh toán của người dùng.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2019, các ngân hàng thương mại phải thực hiện chuyển đổi ít nhất 30% số lượng thẻ từ nội địa, 35% số lượng máy ATM và 50% số lượng POS hiện có sang công nghệ chip tiếp xúc và không tiếp xúc. Đến cuối năm 2020, toàn bộ máy ATM và POS trên thị trường phải đảm bảo tuân thủ Tiêu chuẩn VCCS (bộ tiêu chuẩn thẻ chip).
Ngày 28/5/2019, có 7 ngân hàng đã sẵn sàng triển khai loại thẻ chip và công bố ra mắt trong đợt đầu tiên, gồm: Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank, TPBank, Sacombank, ABBank. Đây cũng là các ngân hàng đang nắm khoảng 70% thị phần thẻ nội địa của Việt Nam. Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), ngoài hạn chế rủi ro về ăn cắp và giả mạo thông tin như với thẻ từ trước đây, thẻ chip còn có khả năng lưu trữ thông tin lớn và có thể giúp Việt Nam ứng dụng vào các lĩnh vực khác (bảo hiểm, giao thông, thanh toán các dịch vụ công...) như ở một số nước phát triển.
Chi phí chuyển đổi ra sao?
Lãnh đạo các ngân hàng tham gia chuyển đổi sang thẻ chip trong đợt đầu cho biết, sẽ miễn phí chi phí chuyển đổi cho khách hàng. Theo tính toán, chi phí chuyển đổi một thẻ từ sang thẻ chip là 1 - 2 USD. Lãnh đạo các ngân hàng cho rằng, khó khăn không nằm ở chi phí để mua phôi thẻ, mà nằm ở việc hệ thống công nghệ của từng nhà băng có sẵn sàng để đáp ứng hay không.
Đại diện TPBank cho hay, dù chi phí chuyển đổi khá lớn khi chi phí phôi thẻ chip gấp 7 - 8 lần so với phôi thẻ từ, nhưng với định hướng ngân hàng số, dịch vụ tiện dụng, đảm bảo ổn định cho khách hàng trong quá trình giao dịch, TPBank cân nhắc để hài hòa, có thể có một số chương trình miễn phí cho khách hàng cũ trong giai đoạn đầu chuyển đổi. Theo TPBank, đây là sự đầu tư đúng hướng và cần thiết để Ngân hàng phục vụ khách hàng tốt hơn.
Đại diện TPBank cũng cho biết, sử dụng thẻ chip nội địa này, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ của thẻ như thông thường. Các khách hàng sử dụng thẻ cũ có thể sử dụng thẻ bình thường cho tới khi nhận được thẻ chuyển đổi mới.
Trong khi đó, theo ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank, hiện nay, thẻ chip vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Dung lượng của thẻ chip rất lớn, nhưng chủ yếu mới chỉ được ngành ngân hàng sử dụng. Trong tương lai, ông Lân kỳ vọng sẽ có nhiều dịch vụ công cộng và tiện ích được tích hợp vào chiếc thẻ chip này.
Bà Nguyễn Tú Anh, Chủ tịch HĐQT Napas - đơn vị được NHNN giao hỗ trợ thực hiện việc chuyển đổi này cho biết, Napas đã triển khai chính sách giảm phí dịch vụ chuyển mạch lên đến 80% cho các ngân hàng hoàn thành điều kiện chuyển đổi. Napas khẳng định đã sẵn sàng nguồn lực về nhân sự và công nghệ để hỗ trợ các ngân hàng.
Chuyển đổi thẻ thanh toán nội địa từ thẻ từ sang thẻ chip là một trong những giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020.
Quan điểm của NHNN là khách hàng không phải chịu chi phí chuyển đổi thẻ và các tổ chức phát hành sẽ là bên chịu chi phí phát sinh trong quá trình chuyển đổi thẻ này.

-
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc -
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số -
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn -
Luật hoá Nghị quyết 42: Một hành lang, nhiều cơ hội -
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh