
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
![]() |
. |
Liên tục hủy đại hội, tốn kém chi phí
Theo kế hoạch, ngày 29/7/2020, Eximbank tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên lần thứ 2, song Ngân hàng phải hủy, do chỉ có 142 cổ đông, tương đương tỷ lệ 42,57% cổ đông có quyền biểu quyết tham dự (để tiến hành được ĐHĐCĐ thường niên lần 2, cần tỷ lệ tối thiểu là 52%).
Đây là lần thứ 4, Eximbank hủy đại hội cổ đông thường niên trong 2 năm qua. Đó là chưa kể, ngân hàng này liên tiếp phải hủy cả đại hội cổ đông bất thường sau khi không tiến hành được đại hội cổ đông thường niên.
Trước đó, đại hội cổ đông thường niên 2020 của Eximbank vào sáng ngày 30/6/2020 đã không thực hiện được vì tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ là 17,54%. Chiều cùng ngày 30/6, Eximbank tiến hành ĐHĐCĐ bất thường, nhưng đến 14h30, tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ có 51,92%, không đủ 65% như quy định, nên cũng phải hủy.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, mặc dù các nhóm cổ đông lớn đều có mặt tại đại hội, song do chưa tìm được sự đồng thuận, nên đã không đăng ký tham dự, khiến tỷ lệ cổ đông không đủ để tiến hành.
Điều này cho thấy, giữa các nhóm cổ đông lớn của Eximbank chưa có tiếng nói chung, nên không muốn đem ra tranh cãi giữa đại hội như những lần trước đây.
Việc liên tục hủy đại hội khiến Eximbank tốn kém không ít chi phí. Trong khi đó, cổ đông nhỏ cũng tỏ ra bức xúc, do tốn khá nhiều thời gian phải đi lại dự họp mà không đi đến đâu.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020 được Eximbank công bố, Eximbank dự kiến trình ĐHĐCĐ bầu thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ VII (2020 - 2025) và trình cổ đông thông qua số lượng thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ VII là 11 thành viên, trong đó có 2 thành viên độc lập.
Ông Nguyễn Cảnh Vinh, Tổng giám đốc Eximbank cho biết, Ngân hàng sẽ tiến hành đại hội lần 3 trong tháng 8/2020. Tại đại hội lần 3, không giới hạn tỷ lệ cổ đông tham dự bao nhiêu, song lãnh đạo Eximbank cho rằng, điều quan trọng hơn là sự đồng thuận giữa các nhóm cổ đông lớn.
Không ngừng thay ghế “nóng” chủ tịch
Thời gian qua, Eximbank đã liên tục thay đổi nhân sự cấp cao. Tuy đã thay Chủ tịch Hội đồng Quản trị trước thềm đại hội, khi ông Yasuhiro Saitoh lên ngồi ghế “nóng” này, song cả hai cuộc đại hội cổ đông (bất thường và thường niên) của Eximbank trong ngày 30/6 đều bất thành, do không đủ tỷ lệ tham dự để tiến hành.
Được biết, trước khi họp ĐHĐCĐ thường niên lần 1 diễn ra mấy ngày, Eximbank đã bất ngờ thông báo thay Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Theo đó, ông Yasuhiro Saitoh lên giữ vị trí này, thay ông Cao Xuân Ninh đã có đơn từ nhiệm. Việc ông Yasuhiro Saitoh ngồi ghế Chủ tịch Eximbank khiến nhiều người liên tưởng rằng, ông Saitoh là người đại diện cho nhóm cổ đông Sumitomo
Mitsui Banking Corporation (SMBC), cổ đông chiến lược Nhật Bản nắm 15% vốn tại Ngân hàng.
Tuy nhiên, trong văn bản gửi Eximbank (ngày 28/4/2020) yêu cầu Ngân hàng họp cổ đông bất thường, SMBC đã đề cập 2 vấn đề cần thảo luận, đó là yêu cầu bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh và giảm số lượng thành viên, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Hội đồng Quản trị.
Tháng 5/2019, SMBC đã có thông báo gửi Eximbank khẳng định, kể từ ngày 18/5/2019, ông Yasuhiro Saitoh không phải là một viên chức, nhân viên, người được ủy quyền hay đại diện của SMBC với tư cách là thành viên Hội đồng Quản trị hoặc một chức vụ nào khác tại Eximbank.
Eximbank là ngân hàng đã có sự thay đổi nhiều nhất ở cấp nhân sự “thượng tầng”. Tại Đại hội lần 1 năm 2019, ngày 23/3/2019, Hội đồng Quản trị Eximbank đã ban hành Nghị quyết số 12 bầu bà Lương Thị Cẩm Tú, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị, thay ông Lê Minh Quốc. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, ông Lê Minh Quốc có đơn gửi Tòa án Nhân dân TP.HCM và tòa đã ra quyết định khẩn cấp tạm dừng thực hiện nghị quyết này.
Sau đó, đến ngày 22/5/2019, Eximbank lại tiếp tục biến động nhân sự cấp cao, khi ban hành Nghị quyết số 238/2019/EIB/NQ-HĐQT về việc bầu ông Cao Xuân Ninh giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank.
Dù luôn khẳng định việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo cấp cao đúng theo điều lệ và tuân thủ quy định của pháp luật, nhưng có thể thấy, ở 3 lần công bố ghế “nóng” Chủ tịch Hội đồng Quản trị gần đây, Eximbank đều vướng những lùm xùm, tranh chấp.
Chính Ban kiểm soát Eximbank cho biết, hoạt động của Hội đồng Quản trị thiếu nhịp nhàng, các cuộc họp thường xuyên kéo dài, không đưa ra được quyết định cuối cùng, dẫn đến việc chậm ra quyết định đối với các vấn đề hệ trọng của Ngân hàng.

-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort