
-
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh
-
Thí điểm thị trường carbon: Việt Nam chuẩn bị cho nền kinh tế phát thải thấp
-
Hà Nội thành lập Tổ công tác liên ngành đôn đốc thực hiện nhóm nhiệm vụ “làn xanh”
-
Việt Nam nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi xanh bền vững -
Đề nghị các đối tác hỗ trợ nguồn lực Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh
![]() |
Chuyên gia Nguyễn Thị Diệu Thúy lo ngại về tình hình kháng kháng sinh tại Việt Nam |
Theo nghiên cứu của CDDEP (Trung tâm Động lực Bệnh, Kinh tế & Chính sách) thực hiện từ 2000 đến 2015, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia có tốc độ bình quân tiêu thụ kháng sinh tăng nhanh, đứng sau Tunisa và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đánh giá về thông tin này, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng khoa Nhi (Đại học Y Hà Nội) cho rằng, số liệu được lấy từ năm 2015 nhưng vẫn thể hiện đúng tình trạng sử dụng kháng sinh trong nước.
Đa phần các bệnh viện tại trong nước đều dùng kháng sinh loại 3 và 4 trong khi nhiều nước khác trên thế giới vẫn đang duy trì được tác dụng của thuốc thế hệ 1. Đáng lo ngại hơn, Việt Nam đã xuất hiện nhóm vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh, phổ biến là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Bác sĩ cho rằng, tình trạng kháng thuốc nghiêm trọng xảy ra một phần do tâm lý chủ quan của người sử dụng với suy nghĩ sử dụng kháng sinh cho nhiều loại bệnh. Bên cạnh đó, việc người dân có thể tự mua kháng sinh dễ dàng cũng dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi.
Cụ thể, tại Hội nghị Sơ kết giai đoạn I thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc do Bộ Y tế tổ chức vào tháng 9/2017 nêu rõ, tỷ lệ thuốc kháng sinh bán ra mà không cần kê đơn tại thành thị và nông thôn Việt Nam lần lượt là 88% và 91%. Điều đó có nghĩa, trong nước đang tồn tại lượng lớn thuốc kháng sinh được tiêu thụ mà các bác sĩ không kiểm soát được.
Bác sĩ Thúy cho biết, tỷ lệ kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ đang ở mức báo động. Tại Khoa Nhi (Đại học Y Hà Nội), nhiều trường hợp trẻ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc, cơ thể từ chối kháng sinh nên phải theo dõi cách ly với phác đồ riêng. Sau đó, các bé được chuyển lên Bệnh viện Trung ương để được điều trị.
Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non yếu, vi khuẩn, vi sinh vật vào cơ thể là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đã lo lắng và đi mua thuốc kháng sinh để cho trẻ dùng mà chưa tìm hiểu kỹ trẻ mắc bệnh gì do virut hay vi khuẩn gây ra.
Để hạn chế tình trạng này, chuyên gia khuyên, cha mẹ nên sử dụng kháng sinh cho trẻ khi biết nguyên nhân và theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng thì nên tuân thủ thời gian, liều lượng sử dụng, hạn chế dùng thuốc cho các loại bệnh hô hấp thông thường như cảm, sốt.
Ngoài ra, phụ huynh nên thực hiện tiêm chủng vắc xin đầy đủ cho trẻ, thêm các loại rau củ vào bữa ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng. Đồng thời, bố mẹ có thể bổ sungchất kích thích hệ miễn dịch tự nhiên như hợp chất Beta (1.3/1.6)-D-Glucan, Vitamin C cho bé.

-
Hà Nội thành lập Tổ công tác liên ngành đôn đốc thực hiện nhóm nhiệm vụ “làn xanh” -
Tăng cường hợp tác thúc đẩy sinh thái khởi nghiệp sáng tạo xanh -
Việt Nam nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi xanh bền vững -
Đề nghị các đối tác hỗ trợ nguồn lực Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh -
Năm thứ tư liên tiếp Hanel tài trợ học bổng cho sinh viên Viện VJCC -
Hội nghị Thượng đỉnh P4G: Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa