-
Báo chí góp phần lan tỏa hình ảnh đất và người An Giang -
Trẻ em vui Tết cổ truyền tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025 -
Metro số 1 chính thức thu phí: Sạch sẽ, thoải mái, mang đến trải nghiệm giao thông hiện đại -
Hà Nội kiên trì tuyên truyền thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe" dịp Tết Ất Tỵ -
Báo chí góp phần đưa Đồng Tháp vươn mình trong giai đoạn mới -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao tặng 7.400 cây gậy trắng cho Hội Người mù Việt Nam
- Oằn lưng trong “cơn bão” giá - Bài 3: Nỗi thống khổ của doanh nghiệp sản xuất
- Oằn lưng trong “cơn bão” giá - Bài 5: Cơn ác mộng của nhà thầu xây dựng
- Oằn lưng trong “cơn bão” giá - Bài 6: Nhà thầu dự án đầu tư công “giật gấu vá vai”
- Oằn lưng trong “cơn bão” giá - Bài 7: Những kế sách từ thực tiễn
- Oằn lưng trong “cơn bão” giá - Bài 1: Nồi cơm vơi, giọt mồ hôi rơi dày
- Oằn lưng trong “cơn bão” giá - Bài 2: Kinh doanh dịch vụ vật vã xoay xở
Phóng viên ảnh Báo Đầu tư (bên trái) “đội mưa gió” cùng cộng tác viên lặn lội tìm hiểu đời sống công nhân ở Đồng Nai |
Những chuyến thực tế thấm đẫm mồ hôi và xúc cảm
Vệt bài nóng, thời sự mà rất sâu “Nhà ở công nhân - Những mảng màu sáng tối” của Báo Đầu tư (đăng tháng 6/2022) đã góp một tiếng nói thực tế nhất với các cơ quan chức năng trong chiến lược phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Để có được vài ngàn con chữ mang cả hơi thở xã hội trên trang báo hạn hẹp, là biết bao chuyện “hậu trường” của nhóm phóng viên.
Đầu tiên, đây là vấn đề lớn liên quan tới chủ trương chiến lược của Nhà nước để chăm lo đời sống cho 16 triệu công nhân - “xương sống” của doanh nghiệp, hàng năm tạo ra trên 60% tổng sản phẩm trong nước, đóng góp khoảng 70% ngân sách. Công nhân tập trung ở khu vực xung quanh các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) khắp nơi, đặc biệt nhiều ở các tỉnh Đông Nam bộ.
Vệt bài không chỉ đề cập vấn đề trên quy mô rộng, mà phải sâu tới từng hơi thở, từng bữa cơm của người lao động, lại phải đáp ứng tính thời sự và có tính dự báo, bởi Báo Đầu tư xuất bản cách nhật.
Và như vậy, chỉ có thể cùng đi chợ, cùng sống, cùng ăn, cùng “thở” trong những căn nhà trọ tồi tàn, ẩm mốc sau giờ tan ca muộn với công nhân ở nhiều khu vực, mới có thể cảm nhận, thấu được giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của người lao động tha hương.
Chúng tôi lập “team” (nhóm) phóng viên, phân công từng địa bàn, từng vấn đề và phải “rõ người, rõ việc” để triển khai. Trong “team” , trẻ có, già có, sàn sàn tuổi công nhân có, cả những người chưa từng phải lo miếng ăn, từng “sơ mi, cà vạt” ngồi bàn tiệc với doanh nghiệp cũng có.
Sở dĩ lập team như vậy, bởi những người sàn sàn tuổi công nhân có thể hòa đồng nhanh; còn những người sinh ra trong khá giả, hoặc quen ngồi bữa tiệc “sơn hào hải vị” với doanh nghiệp thường khó tưởng tượng ra cuộc sống khó khăn của người công nhân, thì sẽ bật lên xúc cảm khi cùng đi chợ, chứng kiến cảnh công nhân dè xẻn từng đồng mua con cá ươn hay mớ rau héo lúc chợ chiều, khi lùa miếng cơm công nhân được nấu từ những hạt gạo rẻ tiền trong căn nhà trọ ẩm mốc ngột ngạt tới khó thở.
Nhưng, dè xẻn từng đồng thu nhập như vậy cũng chỉ giúp công nhân sống “qua ngày”, cả đời làm việc cũng khó gom đủ tiền để mua một căn nhà xã hội. Và cũng bởi, các KCN, KCX cũng như doanh nghiệp chưa mặn mà lo “an cư” cho người lao động, nên phần lớn công nhân phải ở trọ trong những khu “ổ chuột”, những căn phòng ẩm mốc. Đến mức, nơi ở, nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động chỉ còn là chỗ “ngả lưng”, “sống tạm” cho qua ngày đoạn tháng. Rất nhiều công nhân đã sống tạm như vậy cả thập kỷ.
Có những buổi trưa gắt nắng, nữ phóng viên trẻ trắng trẻo phải trùm kín áo chống nắng đến ngột ngạt ngồi chờ trước cổng doanh nghiệp đợi công nhân tan ca mà theo họ đi chợ. Có những chiều muộn, mưa tầm tã, 2 chị em phóng viên - một già, một trẻ, loạng choạng xe máy trong mờ mịt mưa để tìm bằng được phòng trọ công nhân. Lại có những khoảnh khắc “vừa ăn vừa thở” với bữa cơm công nhân ngột ngạt trong căn phòng tối tăm, ẩm mốc. Có những giọt nước mắt đã nén vào trong, khi cùng đếm từng “đồng xu” lương công nhân cuối tháng, không biết đến bao giờ, bằng những đồng lương đó, mới mua nổi căn nhà để “an cư”.
Vệt bài hình thành từ những chuyến đi thực tế thấm đẫm mồ hôi như thế, từ những cảm xúc của 2 thái cực đời sống, giữa người “đủ ăn, dư mặc” với người khốn khó như thế…
Và, ẩn sau sự phân công công việc như vậy, còn một bài học khác cho những “anh em” phóng viên trẻ. Đó là khi chứng kiến đời sống của những người công nhân, các phóng viên trẻ sẽ thấy được giá trị từ những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thấy giá trị của lao động, biết trân quý những gì mình đã và đang có.
Phóng viên Báo Đầu tư (ngoài cùng bên phải) ăn bữa cơm với công nhân nghèo |
Công sức… đổ sông, đổ biển?
Đó là vệt bài “Oằn lưng trong bão giá” (đăng trong tháng 7 và tháng 8/2022) kéo dài 7 kỳ, dài nhất trong “lịch sử” Báo Đầu tư. Loạt bài chỉ rõ sự phi lý của việc giá cả hàng hóa “ăn theo” giá xăng tăng, nhưng lại không chịu giảm khi giá xăng hạ; truyền tải bức xúc qua từng bữa cơm của nhiều giai tầng; “truy tìm” căn nguyên tăng - giảm giá hàng hóa, dịch vụ với từng khoảng khắc biến động của giá xăng dầu qua mọi loại hình doanh nghiệp, từ dịch vụ, sản xuất, tới logistics...
Khi vệt bài gần đến kỳ kết, khi doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực “lên báo” lý giải cặn kẽ căn nguyên xăng hạ giá, nhưng giá hàng hóa chưa hạ theo kịp, thì cơ quan chức năng mới yêu cầu các bộ, ngành liên quan tìm nguyên nhân và có giải pháp để bình ổn thị trường.
Để làm được điều này, nhóm phóng viên gồm 6 người mất cả tháng trời triển khai và vô cùng vất vả, bởi nội dung, dữ kiện cũng “biến động” theo giá xăng từng ngày.
Đầu tiên, khi giá xăng tăng vọt, hàng hóa rục rịch tăng theo, team phóng viên lên đề cương rồi tỏa đi, mất gần nửa tháng hoàn thiện trọn vẹn vệt bài theo hướng: người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, logistics khốn đốn vì giá xăng dầu tăng, kéo theo nhiều loại hàng hóa vọt theo.
Oái oăm, khi bản thảo vệt bài hoàn thiện, thì đúng lúc giá xăng giảm. Hướng đi vệt bài công phu của cả team thành… lạc hậu, không đảm bảo tính thời sự.
Vậy là, những ngày tháng lặn lội theo từng nhân vật ở nhiều tầng lớp trong xã hội, từ người lao động, công nhân đến công chức, viên chức, doanh nhân… đi chợ, đong đếm, tính toán từng đồng thu nhập để đảm bảo chi tiêu, để mua từng con cá, bó rau… trở thành công cốc.
Lẽ nào, những ngày tháng đội nắng, đội mưa tới công trường, nhà máy, trụ sở… để chứng kiến cảnh lao đao của các doanh nghiệp sản xuất, tới doanh nghiệp dịch vụ, xuất nhập khẩu... “đổ sông, đổ biển”?
Ứng biến... như… giá xăng
Nghề báo, “vỡ kế hoạch trên giấy” là… bình thường, bởi con chữ phải thở cùng hơi thở xã hội. Sự kiện, sự việc không chờ kế hoạch hay giờ hành chính để xảy ra. Nhưng, nghe tiếng thở dài, nhìn những ánh mắt vừa buồn, vừa “ức” của 6 phóng viên, từ người mới chập chững vào nghề tới những người đã “có sạn”, không thể vô cảm!
Nén lại cả tuần lặng lẽ theo dõi diễn biến thị trường, phát hiện dù xăng giảm, nhưng hàng hóa “ăn theo” xăng tăng giá thì vẫn đứng yên, hình thành mặt bằng giá mới, tôi vỗ đùi cái “đét”, vấn đề phi logic nhưng nhức nhối, bức xúc đây rồi!
Thế là, cả team lại tỏa ra. Người quay lại đi chợ cùng công nhân để chứng thực: đến mớ rau, con cá ở chợ dân sinh, siêu thị và cả chợ đầu mối đều vẫn giữ nguyên giá như lúc “ăn theo” giá xăng tăng; chứng kiến sự bức xúc của người tiêu dùng mọi tầng lớp. Người trở lại chất vấn doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp dịch vụ: vì sao không hạ cước, hạ phí? Người “vặn vẹo” doanh nghiệp sản xuất về những lý lẽ họ từng biện minh cho việc phải tăng giá hàng hóa, nhưng lại không chịu hạ khi xăng hạ nhiệt…
Việc tăng - giảm hàng hóa theo “chuỗi domino”, nếu giá hàng hóa tới tay người tiêu dùng không giảm, thì xuất phát từ nhà cung cấp. Nhà cung cấp không giảm giá, vì phụ thuộc nhà sản xuất. Nhà sản xuất “đổ” tại cước phí vận tải không hạ nhiệt. Doanh nghiệp vận tải lại minh chứng rằng, giá xăng giảm, nhưng lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu cao hơn giá xăng. Dầu là nhiên liệu chủ yếu cho xe vận tải hàng hóa, dẫn tới cước phí không thể hạ.
Chúng tôi chợt nhận ra thực tế bất thường tồn tại quá lâu đến nỗi trở thành bình thường: xăng tăng/giảm thì chỉ xe máy và một lượng xe ô tô cá nhân chịu tác động. Dầu là nhiên liệu cho các loại xe chở hàng nặng, như tàu hỏa, ô tô khách, xe tải, tàu thủy.. Cước phí vận tải tăng/giảm chủ yếu phụ thuộc nhiên liệu này, nên đương nhiên chi phối giá cả hàng hóa tiêu dùng đến từng cọng rau. Giảm giá xăng, người đi xe máy tiết kiệm được vài ngàn đồng mỗi lít. Tăng giá dầu, thì toàn dân lại “móc hầu bao” chi đủ thứ, từ cọng hành trở lên.
Thế nên, việc hàng hóa “ăn theo” giá xăng tăng có những vô lý nhất định. Dù vậy, có những mặt hàng, loại hình kinh doanh không lệ thuộc giá dầu vẫn cố tình không giảm giá, gây bất ổn thị trường và cuối cùng, người tiêu dùng phải “gánh”.
Sự thực trên đặt ra cho cơ quan điều hành giá cả nhiều bài toán phải suy nghĩ!
“Vừa đi, vừa viết” như vậy, nhưng vô cùng hồi hộp. Bởi giá xăng dầu thế giới thường xuyên biến động, thậm chí biến động từng ngày, ảnh hưởng tới giá mặt hàng này ở Việt Nam. Có phóng viên còn thốt lên: “Nhỡ viết xong xăng lại tăng thì sao?”…
Đến khi vệt bài 7 kỳ “Oằn lưng trong bão giá” đã đăng trọn vẹn, thì giá xăng giảm sâu, nhưng giá hàng hóa vẫn không chịu nhúc nhích và cơ quan chức năng ráo riết truy nguyên nhân, bình ổn thị trường.
Điều đó cũng đồng nghĩa, vệt bài được hình thành kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng” đã chính xác, bao quát mọi ngành nghề, mọi đối tượng mà lại rất sâu, nhưng đảm bảo thời sự và tính dự báo.
-
Hà Nội kiên trì tuyên truyền thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe" dịp Tết Ất Tỵ -
Báo chí góp phần đưa Đồng Tháp vươn mình trong giai đoạn mới -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao tặng 7.400 cây gậy trắng cho Hội Người mù Việt Nam -
PVOIL đưa hơn 1.100 sinh viên về quê đón tết -
Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2024-2025: Hà Nội đứng đầu với 200 học sinh đạt giải -
Hà Nội tăng 21 bậc trên bảng xếp hạng bảo vệ môi trường quốc gia -
Hai "Chuyến tàu Xuân" vào đêm giao thừa Ất Tỵ 2025
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Công ty Cổ phần TNH99 Việt Nam trao gửi những món quà Tết ấm áp tới các hoàn cảnh khó khăn