
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
-
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế
![]() |
Bộ Công Thương đề nghị các DN chuyển nhanh, chuyển mạnh xuát khẩu hàng hóa sang Trung Quốc theo hình thức chính ngạch. |
Đây là đề nghị của Bộ Công Thương tới cộng đồng doanh nghiệp trong giao dịch thương mại với thị trường Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc thay đổi quy trình giao nhận hàng hóa để phòng chống dịch Covid-19..
Cụ thể, tại văn bản số 5067/BCT-XNK ngày 20/8/2021 do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh gửi các Hiệp hội sản xuất, nhập khẩu hàng hòa; Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, Bộ đề nghị các doanh nghiệp cần chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa đi thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch.
Việc chuyển mạnh sang hình thức xuất khẩu chính ngạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thông quan vừa tránh rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy hàng hóa xuất khẩu chính ngạch (mua bán theo hợp đồng; với người nhận và các điều kiện giao hàng rõ ràng; giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính; quy cách hàng hóa và bao bì đáp ứng quy định của nước nhập khẩu) có khả năng thông quan thuận lợi hơn rất nhiều so với hàng hóa vận chuyển lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân tại các cặp chợ đường biên.
Trường hợp vì lý do khách quan nên chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, Bộ đề nghị doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng (địa chỉ tiêu thụ rõ ràng).
Đặc biệt, đối với nông sản, cần phối hợp với bên mua để phân loại, đóng gói, sử dụng bao bì, nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngay tại khâu sản xuất, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng để giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các cơ quan quản lý cửa khẩu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cho tới nay, nhờ nỗ lực của cả hai bên, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa về cơ bản vẫn được duy trì nhưng tiến độ thông quan không được như trước đây do phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn phòng dịch.
-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân -
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư -
Sự tham gia, đóng góp nổi bật của Quốc hội Việt Nam trong IPU -
Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TP. Hải Phòng -
Ban Bí thư chuẩn y ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh -
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm -
Sắp tăng giá dịch vụ sử dụng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thêm 5%
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng