
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
Nợ “mẹ” thành vốn góp tại “con”
Đích nhắm của VietinBank lần này là nơi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang có khoản vốn góp trị giá khoảng 102 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ) tại Công ty cổ phần Cảng Vinalines Đình Vũ.
Theo đề xuất của VietinBank, ngân hàng này muốn nhận toàn bộ số cổ phần của Vinalines để cấn trừ nợ của Vinalines.
![]() |
“Giá trị nợ được cấn trừ sẽ do VietinBank và Vinalines thỏa thuận”, ông Bùi Như Ý, Phó tổng giám đốc VietinBank đề xuất.
Cần phải nói thêm rằng, cơ hội thu hồi nợ của ngân hàng này đến, khi Vinalines đang cân nhắc chủ trương thoái toàn bộ vốn góp tại Cảng Vinalines Đình Vũ nhằm tiến hành tái cơ cấu toàn diện hoạt động của Tổng công ty.
Theo thông tin của phóng viên Báo Đầu tư, tổng dư nợ của Vinalines tại VietinBank tính đến cuối tháng 6/2015 là hơn 2.300 tỷ đồng. Số tiền này chưa tính đến khoản dư nợ lãi vay là 310 tỷ đồng. Xét trên bình diện toàn Tổng công ty, nợ tín dụng VietinBank của công ty mẹ và các công ty con vào khoảng 5.000 tỷ đồng – biến tổ chức tín dụng này thành một trong những chủ nợ lớn nhất của Vinalines.
Điều đáng nói là, các khoản dư nợ này chủ yếu xuất phát từ các hợp đồng tín dụng mua sắm tàu biển của công ty mẹ trong giai đoạn trước đây.
Hiện tài sản đảm bảo cho các khoản nợ này là các tàu đã bị giảm sút rất lớn so với thời điểm cho vay đầu tư. Vì vậy, trong trường hợp các bên thống nhất xử lý để thu hồi nợ vay, thì giá trị thu hồi nhiều khả năng cũng không đủ thanh toán nợ gốc vay của Vinalines tại VietinBank.
Trước đó, vào tháng 2/2014, VietinBank cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức tái cơ cấu nợ này tại 3 công ty con của Vinalines hoạt động trong lĩnh vực khai thác cảng là: Cảng Sài Gòn, Cảng Đà Nẵng và Cảng Hải Phòng. Trong đó, giá trị tham gia cổ phần tối đa tại 2 cảng là Đà Nẵng và Hải Phòng chiếm 11% vốn điều lệ.
Đối với Cảng Hải Phòng, lãnh đạo Ngân hàng muốn được ưu tiên thực hiện chuyển nợ thành vốn góp trước khi Vinalines bán cổ phần cho Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam – Oman (VOI) và các nhà đầu tư khác.
Theo lãnh đạo VietinBank, việc chuyển nợ công ty mẹ thành vốn góp cổ phần tại các công ty con là lối thoát duy nhất, bởi khả năng thanh toán của Vinalines là rất thấp, khi vẫn phải đang vật lộn để thoát khỏi các khoản thua lỗ lớn chủ yếu do tình hình vận tải biển thế giới chậm được phục hồi.
Ai được lợi?
VietinBank cho rằng, việc ngân hàng này trở thành cổ đông chiến lược tại các cảng thành viên không chỉ giảm số nợ hiện tại, mà còn nâng cao năng lực tài chính của Vinalines khi đầu tư, phát triển các đơn vị thành viên sau cổ phần hóa.
Đối với Vinalines, họ cũng lợi lớn khi một mũi tên trúng hai đích, là vừa giảm được nợ, lại tìm được nhà đầu tư chiến lược khi tiến hành cổ phần hóa hoặc thoái vốn tại các cảng biển lớn.


Mặc dù vậy, có thể việc chuyển nợ thành vốn góp cổ phần sẽ khiến Vinalines gặp nhiều bất lợi, bởi các công ty được chọn chủ yếu là cảng không liên quan gì đến khoản nợ mua sắm tàu. Bên cạnh đó, việc không thu được bất cứ đồng nào từ thoái vốn các công ty cổ phần sẽ khiến quá trình tái cơ cấu, chuyển hướng đầu tư của Vinalines thêm phần khó khăn khi không có đủ nguồn lực.
Bên cạnh đó, ngay cả khi thống nhất được phương án xử lý nợ, không dễ để các bên tìm được tiếng nói chung về tỷ lệ hoán đổi nợ thành cổ phiếu, cũng như mức vốn điều lệ tham gia tối đa tại các công ty cổ phần.
Được biết, hai bên dường như cũng chưa đạt được sự thống nhất liên quan đến tỷ lệ hoán đổi nợ vay của Vinalines tại VietinBank thành vốn góp cổ phần tại Cảng Sài Gòn. Cụ thể, trong khi Vinalines muốn tỷ lệ là 2,3:1 (2,3 đồng dư nợ đổi 1 đồng vốn cổ phần) thì VietinBank lại đưa ra tỷ lệ là 1:1.
Điều đáng lưu ý là, dù đồng ý với cách làm này vì cho rằng đây không chỉ là biện pháp xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, mà cũng sẽ giúp cho Vinalines và các công ty thành viên giảm bớt khó khăn, song Ngân hàng Nhà nước cũng lo ngại về việc chưa có quy định của pháp luật với hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần.
Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Vinalines khi báo cáo phương án này với các cấp có thẩm quyền cần lưu ý “đây là phương án xử lý nợ thông qua hình thức chuyển nợ vay thành vốn góp cổ phần, nên VietinBank không thuộc đối tượng áp dụng các điều kiện và điều khoản liên quan đến hoạt động đầu tư để trở thành cổ đông chiến lược như nộp tiền đặt cọc khi đăng ký mua cổ phần, chuyển tiền mua cổ phẩn sau khi thực hiện IPO… theo các quy định hiện hành”.
“Hơn nữa, đơn vị nhận góp vốn là Cảng Hải Phòng, Đà Nẵng lại không phải là khách hàng vay của VietinBank”, ông Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam băn khoăn.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort