Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 01 năm 2025,
Cienco 1 sẽ đấu giá hết cổ phiếu
Anh Minh - 12/03/2014 08:47
 
Nếu không có gì thay đổi, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) - đơn vị xây lắp có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng cầu đường sẽ hoàn thành việc cổ phần hóa trong quý I/2014. Ông Phạm Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cienco1, chia sẻ kinh nghiệm và những mục tiêu kinh doanh chính trong năm đầu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Thêm nhiều DN ra khỏi diện nhà nước nắm vốn chi phối

Theo yêu cầu của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), Cienco 1 nằm trong 9 tổng công ty sẽ phải thực hiện xong việc bán cổ phần lần đầu và các bước cổ phần hóa công ty mẹ trong quý I/2014. Yêu cầu này được đơn vị thực hiện như thế nào?

Chỉ một tuần sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, Cienco 1 đã trình Bộ GTVT phê duyệt giá khởi điểm và danh sách các nhà đầu tư chiến lược; thông báo kế hoạch cổ phần hóa tới toàn bộ cán bộ, công nhân viên; ký hợp đồng với Công ty Chứng khoán SHS và với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) để công bố thông tin và ngày tổ chức bán đấu giá là 21/3/2014.

Ông Phạm Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cienco 1

Hiện các nhà đầu tư chiến lược đã đặt cọc và đi đến ký kết vào ngày 6/3. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đang triển khai bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong công ty mẹ, kế hoạch ngày 20/3/2014 hoàn thành.

Đến thời điểm này, có thể khẳng định, Cienco 1 sẽ là một trong những tổng công ty đầu tiên hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa trong tháng 3/2014 như đúng chỉ đạo của Bộ GTVT.

Việc Cienco 1 thống nhất được tỷ lệ cổ phần nắm giữ, mức giá đối với 3 cổ đông chiến lược là Hassyu, Yên Khánh và FECON có ý nghĩa như thế nào trong việc cổ phần hóa công ty mẹ?

Trên cơ sở đàm phán và được Bộ GTVT phê duyệt, Cienco 1 sẽ bán 7 triệu cổ phiếu (10% vốn điều lệ) cho Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, 7,7 triệu cổ phiếu (11%) cho Hassyu - Nhật Bản và 7 triệu cổ phiếu cho Công ty cổ phần FECON (7%) cùng mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Việc lựa chọn được cổ đông chiến lược có tiềm lực, phù hợp với định hướng phát triển của Cienco1 có ý nghĩa quyết định trong việc cổ phần hóa đơn vị.

Cienco 1 là một trong số rất ít tổng công ty giao thông thu hút được nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành cổ phần hóa. Hassyu - Nhật Bản là công ty chuyên cung cấp các thiết bị thi công công trình hàng đầu ở châu Á và có kỹ năng quản lý tiên tiến.

Khi là cổ đông của Cienco 1, hai bên sẽ cùng nhau hợp tác tại các dự án hạ tầng giao thông lớn, phức tạp. Hiện tại, thiết bị của Tổng công ty, tuy đã được đầu tư lớn, nhưng vẫn chưa đủ so với nhu cầu thi công tại các dự án lớn, phức tạp về công nghệ.

Ngoài lượng cổ phiếu bán cho đối tác chiến lược, người lao động, Cienco1 vẫn còn khoảng 16,1 triệu cổ phiếu phổ thông sẽ thực hiện bán đấu giá ra bên ngoài. Với việc hàng loạt doanh nghiệp nhà nước trong và ngoài ngành sẽ IPO trong năm 2014, Cienco1 có gặp khó khăn gì khi phát hành lượng cổ phiếu này?

Đúng là việc một loạt doanh nghiệp xây dựng cơ bản của ngành GTVT và các doanh nghiệp của các bộ khác đồng thời bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng vào cuối tháng 3 này sẽ có ảnh hưởng nhiều đến việc đấu giá.

Tuy nhiên, Cienco1 vẫn tin tưởng, các nhà đầu tư sẽ mua hết lượng cổ phiếu bán đấu giá ra bên ngoài, với tỷ lệ trên 23% vốn điều lệ.

Trong cơ cấu giá thành sản phẩm của Cienco 1, chi phí tài chính chiếm rất cao (39 - 40%) cho thấy, đơn vị đang phụ thuộc lớn vào nguồn vốn từ bên ngoài. Với sản lượng dự kiến 9.000 - 10.000 tỷ đồng trong năm 2014, tại sao Cienco 1 không tìm cách nâng cao mức vốn điều lệ?

Chúng tôi thấy, mức vốn điều lệ 700 tỷ đồng tại thời điểm này là hợp lý, vì chúng tôi chưa vay ngân hàng nhiều, mà chủ yếu sử dụng tiền tạm ứng, thanh toán của các chủ đầu tư phục vụ luôn cho dự án.

Thời gian tới, khi đầu tư dự án PPP, BOT và đầu tư thiết bị, chúng tôi sẽ cân nhắc việc tăng vốn điều lệ.

Nếu được lựa chọn, Cienco 1 muốn phần vốn nhà nước chuyển về SCIC hay tiếp tục do Bộ GTVT quản lý?

Khi làm phương án cổ phần hóa công ty mẹ, chúng tôi có đề nghị phần vốn nhà nước tại Tổng công ty sẽ do Bộ GTVT làm đại diện chủ sở hữu. Trong phương án cổ phần hóa đã được Chính phủ phê duyệt, trước năm 2016, vốn Nhà nước chuyển về SCIC.

Sabeco bức xúc vì "mang danh" cổ phần
Lãnh đạo Sabeco than, sau 7 - 8 năm cổ phần hóa mà vẫn giữ tới gần 90% vốn nhà nước thì không giải quyết được vấn đề. Chính việc giảm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư