
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
Cụ thể, từ ngày 6/6 đến ngày 5/7, CII đăng ký bán ra toàn bộ 32.661.350 cổ phiếu CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn (mã SII – sàn UPCoM), tương đương 50,62% vốn điều lệ, về 0% vốn điều lệ.
Với giá đóng cửa ngày 2/6 của cổ phiếu SII là 17.200 đồng/cổ phiếu, ước tính nếu thoái thành công, CII sẽ có thể thu về số tiền khoảng 561,8 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng nước và CII đang ghi nhận là đầu tư vào Công ty con.
Được biết, CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn kinh doanh liên tục thua lỗ trong 3 năm liên tiếp. Trong đó, năm 2020 ghi nhận lỗ 104,6 tỷ đồng; năm 2021 ghi nhận lỗ 73,5 tỷ đồng; năm 2022 ghi nhận lỗ 88,97 tỷ đồng; và trong quý I/2023, Công ty tiếp tục lỗ thêm 13,5 tỷ đồng.
Có thể lỗ 158,3 tỷ đồng nếu bán toàn bộ cổ phiếu quỹ
Quay trở lại với hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM dự kiến bán toàn bộ 31.797.370 cổ phiếu quỹ, thời gian thực hiện từ ngày 12/6 đến 11/7. Trong đó, mục đích bán để cân đối tài chính Công ty.
Được biết, tính tới 31/3/2023, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM đang ghi nhận giá trị cổ phiếu quỹ là 737,02 tỷ đồng, tương ứng sở hữu 31.797.370 cổ phiếu quỹ. Như vậy, giá trị sổ sách đang ghi nhận của cổ phiếu quỹ là 23.179 đồng/cổ phiếu.
Tính tới ngày 2/6, cổ phiếu CII đang giao dịch vùng 18.200 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nếu bán toàn bộ cổ phiếu quỹ trên, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sẽ bán thấp hơn 21,5% so với giá đang ghi sổ tại thời điểm 31/3/2023, tương ứng tạm lỗ khoảng 158,3 tỷ đồng.
Hoạt động cốt lõi ghi nhận lỗ 168,66 tỷ đồng trong quý I/2023
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM ghi nhận doanh thu đạt 748,05 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 34,84 tỷ đồng, giảm 94,9% so với thực hiện trong quý I/2022.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng nhẹ 6,4% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 16,66 tỷ đồng, lên 275,66 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 76,3%, tương ứng giảm 698,41 tỷ đồng, về 217,29 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 5,3%, tương ứng giảm 19,33 tỷ đồng, về 342,45 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 15%, tương ứng giảm 17,99 tỷ đồng, về 101,87 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý I/2023, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM ghi nhận lỗ 168,66 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 222,64 tỷ đồng.
Như vậy, Công ty thoát lỗ trong quý đầu năm 2023 do doanh thu tài chính. Tuy nhiên, việc doanh thu tài chính suy giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm sâu.
Công ty thuyết minh doanh thu tài chính lao dốc chủ yếu do kỳ này ghi nhận 0,93 tỷ đồng lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính so với cùng kỳ 775,7 tỷ đồng.
Xét về dòng tiền, trong quý I/2023, dòng tiền kinh doanh chính của Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM đã quay trở lại xu hướng và tiếp tục âm 146,95 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 201,8 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 571,1 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 644,9 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ. Như vậy, Công ty tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.
Được biết, xét về dòng tiền kinh doanh chính, năm 2020 ghi nhận âm 1.393,9 tỷ đồng, năm 2021 ghi nhận âm 881,7 tỷ đồng và năm 2022 ghi nhận dương 973 tỷ đồng.
Áp lực nợ đến hạn trong 1 năm lên tới 1.299,6 tỷ đồng
Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM tăng 1,6% so với đầu năm, lên 29.006 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định ghi nhận 8.422,8 tỷ đồng, chiếm 29% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 5.843,4 tỷ đồng, chiếm 20,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 5.390,5 tỷ đồng, chiếm 18,6% tổng tài sản; tài sản dài hạn khác ghi nhận 3.106,2 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Ngoài ra, tính tới cuối quý I/2023, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 4,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 650,2 tỷ đồng, lên 15.232,5 tỷ đồng và bằng 183% vốn chủ sở hữu.
Trong đó, lịch trả nợ 1 năm là 1.299,6 tỷ đồng; trong năm thứ hai là 2.295,9 tỷ đồng … Ngược lại, tính tới 31/3/2023, tổng tiền mặt của Công ty là 836,3 tỷ đồng, chiếm 2,9% tổng tài sản.

-
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để giảm áp lực tài chính -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu -
Chủ khu resort đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vẫn chật vật nợ nần -
Vinafood II lên kế hoạch lãi 113,6 tỷ đồng trong năm 2025
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp