
-
Ô tô TMT ghi nhận lãi tăng trong quý I/2025 nhờ tiết giảm chi phí
-
Động lực tăng trưởng mới của PVI
-
Thép SMC đột ngột điều chỉnh lỗ thành lãi năm 2024
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025 -
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
Thêm hàng trăm tỷ đồng nằm tại tài khoản đối tác
Theo BCTC hợp nhất quý II/2023 vừa công bố, quy mô tài sản của CTCP City Auto (City Auto Corp; mã CTF – sàn HoSE) đến cuối quý đã tăng mạnh 24,4% lên 3.144 tỷ đồng. Một phần do công ty tăng tồn kho với mức tăng thêm gần 60 tỷ đồng, chủ yếu do tăng hàng hoá.
Tuy nhiên, được phân bổ nhiều hơn lại là các khoản phải thu ngắn hạn, từ mức 1.142 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên 1.690 tỷ đồng. Riêng 3 tháng quý II, khoản mục này tăng 367 tỷ đồng, trong đó phải thu từ khách hàng và trả trước cho người bán tăng 324 tỷ đồng.
Trong cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn cuối kỳ, công ty có phần phải thu ngắn hạn của khách hàng 818 tỷ đồng, tăng vọt 45% so với đầu năm. Phải thu Tập đoàn Tân Thành Đô – công ty có cùng thành viên quản lý chủ chốt đã tăng từ 190 tỷ đồng lên 335 tỷ đồng.
Ngoài có liên quan với ban lãnh đạo, Tập đoàn Tân Thành Đô còn từng góp 105 tỷ đồng vào City Auto, tương ứng tỷ lệ sở hữu 58,33% vốn ngay trước thời điểm niêm yết. Công ty này có vốn điều lệ 1.017 tỷ đồng (theo số liệu cập nhật năm 2017) và hiện đã giảm sở hữu chỉ còn nắm 8,84% vốn của City Auto.
Năm 2020, Tập đoàn Tân Thành Đô và một cá nhân đã sử dụng 22 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu CTF. UBCKNN cũng đã xử phạt 1,2 tỷ đồng với hành vi này của Tập đoàn Tân Thành Đô.
Bên cạnh khoản thu ngắn hạn của khách hàng, phần trước cho người bán/ nhà cung cấp tại thời điểm cuối quý II/2023 cũng tăng mạnh 136% lên mức 316 tỷ đồng. Trong đó, phần tăng mạnh nhất đến từ CTCP Easy Car – một công ty mà City Auto đang nắm giữ 14,22% vốn.
Mức tăng trên khá khiêm tốn so với hàng trăm tỷ đồng tăng thêm liên quan đến các khoản phải thu,
Để tài trợ cho việc mở rộng quy mô tài sản, mà phần lớn là tăng vốn bị chiếm dụng bởi đối tác, nguồn vốn vay đã gia tăng đáng kể. Đến cuối quý II, công ty có 2.074 tỷ đồng nợ ngắn hạn, tăng 41% so với đầu năm, trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng tới 42% lên mức 1.683 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ tại ngày 30/6/2023 đạt 70%, trong khi đầu năm chỉ là hơn 63%. Đồng thời, trong cơ cấu tài sản, lượng tiền mặt giảm đáng kể về con số tuyệt đối và tỷ trọng. Công ty còn xấp xỉ 1,5 tỷ đồng tiền mặt và 62,8 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng tại thời điểm 30/6/2023.
Chi phí tài chính tăng vọt, biên lợi nhuận gộp mỏng kéo lãi giảm sâu
Tăng vay nợ đã trực tiếp tác động lên chi phí tài chính (toàn bộ là chi phí lãi vay). Khoản chi phí này trong quý II cao gấp 3,4 lần cùng kỳ, lên mức 35,2 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ đạt 29,4 tỷ đồng chủ yếu đến từ lãi từ khoản ký quỹ, trong khi chỉ thu về 7,6 tỷ đồng. Mức tăng thu tài chính vẫn thấp hơn phần chi phí tài chính tăng lên trong kỳ.
Trong khi đó, ở hoạt động kinh doanh chính, công ty ghi nhận 1.586 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán kỳ này tăng 1,7% khiến lợi nhuận gộp giảm 26% xuống còn hơn 89 tỷ đồng.
Hai khoản chi phí gồm bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm với 3,3% và 28% so với cùng kỳ.
Dù vậy, biên lãi gộp mỏng vẫn khiến City Auto báo lãi sau thuế quý II/2023 vỏn vẹn 2,98 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, phần lãi thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm 84% và đạt 3,6 tỷ đồng. Bình quân, lợi nhuận mỗi ngày của doanh nghiệp kinh doanh ô tô này giảm còn chưa đến 40 triệu đồng từ mức 244,5 triệu đồng.
“Thị trường kinh doanh ô tô trong 6 tháng đầu năm bị ảnh hưởng nền kinh tế lạm phát, nhu cầu mua sắm của người dân hạn chế. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng thắt chặt, lãi suất ngân hàng tăng dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao, vì vậy tình hình kinh doanh của công ty sụt giảm với cùng kỳ”, đại diện công ty cho biết khi giải trình về kết quả kinh doanh với các cổ đông.
Lũy kế nửa đầu năm 2023, doanh thu thuần đạt 3.213 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 14,2 tỷ đồng, giảm 63%, trong đó phần thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm 60% xuống còn 14,3 tỷ đồng. Như vậy, công ty mới chỉ hoàn thành 10,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025 -
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025 -
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội -
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87%
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025