
-
Đà Nẵng lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm Tài chính
-
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội
-
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tích cực trở lại trong tháng 3
-
Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần Giờ
-
VN-Index giảm gần 6 điểm, FPT tiếp tục chịu áp lực từ khối ngoại rút ròng -
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn
![]() |
Tại Đại hội, các cổ đông đặt mục tiêu doanh thu năm tài chính 2015 (kết thúc ngày 31/3/2016) là 3.093 tỷ đồng, giảm 5%. Theo CMC, sự sụt giảm doanh thu của CMC năm tới chủ yếu do giảm doanh thu từ lĩnh vực phân phối và lắp ráp.
Trong khi đó, CMC vẫn đặt ra kế hoạch lợi nhận trước thuế sau hợp nhất đạt 153,7 tỷ đồng, tăng trưởng 18,7%. Trong đó, lợi nhuận trước thuế thuộc về cổ đông CMC đạt 125,2 tỷ đồng.
Trước đó, kết quả kinh doanh năm tài chính 2014 (kết thúc 31/3/2015) của CMC cho thấy, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt hơn 3.260 tỷ, tăng trưởng 14% so với năm trước và đạt 113% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 129,6 tỷ, tăng gấp 4 lần so với năm trước, và đạt 110% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 109 tỷ, tăng 6,4 lần so với năm 2013 và đạt 110% kế hoạch.
Về tình hình tài chính của CMC, cơ cấu vốn và tài sản không có thay đổi nhiều so với năm trước. Tài sản ngắn hạn và dài hạn tăng là do tăng quy mô doanh thu của các lĩnh vực chính và phần đầu tư hạ tầng trong lĩnh vực viễn thông. Nợ vay dài hạn tăng là đầu tư cho lĩnh vực viễn thông.
Trong năm, CMC đã mua lại 160.000 cổ phần của các cổ đông khác tại Công ty Cổ phần An ninh An toàn Thông tin CMC và góp bổ sung thêm 1.000.000 cổ phần, nâng tỷ lệ vốn góp của Công ty sau khi mua thêm cổ phần và góp vốn bổ sung lên 88%.
Công ty cũng thực hiện làm thủ tục tăng vốn ở các đơn vị thành viên:Tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC _ CMC Soft từ 30 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng; Tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống CMC Sài Gòn - CMC SI Sài Gòn từ 20 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết họp Hội đồng quản trị Quý III ngày 05/02/2015, Hội đồng quản trị Công ty thông qua việc CTCP Hạ tầng viễn thông CMC phát hành riêng lẻ 8,5 triệu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 08/05/2015, Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC thực hiện ký hợp đồng với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 25,37% cổ phần của Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC thông qua việc mua 8,5 triệu cổ phần phát hành mới. Sau khi phát hành tăng vốn hoàn tất, tỷ lệ quyền biểu quyết của Công ty tại Công ty Cổphần Hạ tầng Viễn thông CMC sẽ giảm từ 73% xuống còn 54,6%.
Theo định hướng chiến lược trong năm 2015 của CMC, Công ty sẽ tập trung đi vào chiều sâu, tiếp tục đầu tư năng lực kỹ thuật, giải pháp/dịch vụ là năng lực cạnh tranh cốt lõi, duy trì mức tăng trưởng hợp lý và để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Cụ thể, với lĩnh vực Tích hợp Hệ thống, CMC sẽ tập trung khai thác hiệu quả các thị trường truyền thống: Tài chính Ngân hàng, Doanh nghiệp, Chính phủ. Đầu tư có chiều sâu vào giải pháp/dịch vụ kỹ thuật. Gia tăng tỷ trọng dịch vụ kỹ thuật cao cấp và chuyên nghiệp.
Trong lĩnh vực phần mềm, doanh nghiệp này sẽ thúc đẩy kinh doanh dịch vụ gia công xuất khẩu dịch vụ (outsoucing), tăng cường đầu tư R&D vào các sản phẩm ứng dụng, phát triển chiều sâu vào giải pháp ngành (hải quản, thuế, doanh nghiệp…)
Vơí lĩnh vực viễn thông, CMC tập trung phát triển kinh doanh dịch vụ cho khối doanh nghiệp trong nước và quốc tế, phát triển có trọng điểm vào thị trường hộ gia đình, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng với chính sách bán hàng linh hoạt. Đầu tư nâng cấp/mởrộng mạng lưới hạ tầng. Nghiên cứu tích hợp các ứng dụng IT vào dịch vụ viễn thông.
Trong khi đó, tại lĩnh vực sản xuất và phân phối, CMC phát triển thận trọng và kiểm soát rủi ro đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Đầu tư năng lực và thúc đẩy kinh doanh dịch vụ (bảo hành, bảo trì), tiếp tục tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới.
Một số chỉ tiêu kinh doanh của CMC trong năm 2015:
Lĩnh vực tích hợp duy trì tốc độ tăng trưởng với mức bình quân 14%.
Lĩnh vực phần mềm doanh số tăng trưởng 27%.
Lĩnh vực viễn thông doanh thu tăng 14%.
Phân phối, lắp ráp giảm mục tiêu doanh số phần cứng, tập trung phát triển kinh doanh dịch vụ và các sản phẩm thị trường nội địa. Giảm kinh doanh các sản phẩm có năng lực cạnh tranh và tính ổn định thấp, nhiều rủi ro.

-
Đà Nẵng lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm Tài chính
-
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội
-
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tích cực trở lại trong tháng 3
-
Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần Giờ
-
VN-Index giảm gần 6 điểm, FPT tiếp tục chịu áp lực từ khối ngoại rút ròng -
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn -
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm, MBS đặt mục tiêu lãi kỷ lục -
ĐHĐCĐ Biwase: Tìm kiếm cơ hội để cơ cấu lại các khoản vay với chi phí thấp -
ĐHĐCĐ Biwase: Tiếp tục tìm kiếm cơ hội tiềm năng trong lĩnh vực cấp nước và rác thải -
ĐHĐCĐ Biwase: Đại hội bắt đầu lúc 8h30 khi nhiều nhà đầu tư tham gia -
Mua trước trả sau: Cạm bẫy hay giải pháp tài chính thông minh?
-
Nhà phố Nha Trang - kênh đầu tư bền vững trong bối cảnh quỹ đất khan hiếm?
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành bảo hiểm
-
STC Corporation: Hơn 20 năm kiến tạo "Perfect Life"
-
Cất nóc Tổ hợp giáo dục FPT tại TP. Huế
-
Khám phá chất sống Địa Trung Hải tại phân khu Limassol - Gold Coast Vũng Tàu