Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Cố chạy tiến độ cổ phần hoá, Vinachem sẽ bị “dìm giá”
Anh Hoa - 25/12/2015 14:40
 
Sức ép tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn đang dội lên lãnh đạo Vinachem. Nếu thực hiện theo tiến độ thì Tập đoàn phải chịu lỗ, có thể bị các nhà đầu tư “dìm giá” cổ phiếu.

Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Phương án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2014-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đang đặt ra yêu cầu đòi hỏi Tập đoàn Vinachem nỗ lực thực hiện kế hoạch đúng lộ trình đã cam kết, nhằm tạo đà bước vào kỳ kế hoạch 2016-2020.

Trong năm 2015, Vinachem đã hoàn tất việc cổ phần hóa ở một số công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Đạm Ninh Bình; Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất. Riêng với Đạm Ninh Bình, hiện tình hình kinh doanh đang thua lỗ nếu nhà đầu tư mua được tỷ lệ cổ phiếu cao tại công ty này hoặc Đạm Hà Bắc thì vẫn có lãi vì nắm thị trường tiêu thụ phân đạm cả nước.

Tập đoàn cũng lên kế hoạch thoái hết vốn ở 8 doanh nghiệp là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Inouse Việt Nam, Công ty cổ phần Chứng khoán và Thương mại công nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần Sơn Chất dẻo, Công ty cổ phần Công nghiệp và Hóa chất vi sinh, Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội, Công ty TPC Vina, Công ty cổ phần Pin ắc quy Vĩnh Phú và Công ty cổ phần Phát triển Phụ gia và sản phẩm dầu mỏ.

Vinachem sở hữu nhiều khu đất vàng và luôn được các nhà đầu tư bất động sản dòm ngó
Vinachem sở hữu nhiều khu đất vàng và luôn được các nhà đầu tư bất động sản dòm ngó

Trong đó, sự kiện thu hút nhà đầu tư và báo chí nhiều nhất là khi Vinachem thoái 80% vốn điều lệ khỏi Xà phòng Hà Nội (XPH ) cho một nhà đầu tư duy nhất với giá khởi điểm 18.000 đồng. Lúc đó, giới đầu tư cho rằng, XPH vì sở hữu khu đất vàng tại đường Nguyễn Trãi - Quận Thanh Xuân - Hà Nội với tên gọi "Cao - Xà - Lá" - đại bản doanh của Cao su Sao Vàng, thuốc lá Thăng Long và Xà phòng Hà Nội từ lâu đã được các đại gia bất động sản "dòm ngó".

Vinachem cũng phải giảm tỷ lệ vốn do tập đoàn nắm giữ xuống dưới 30% vốn điều lệ ở Công ty cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất và Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng mỏ.

Với những kế hoạch này, lãnh đạo Vinachem thừa nhận đang chịu sức ép phải đảm bảo tiến độ cổ phần hóa. Nếu thực hiện theo tiến độ thì Tập đoàn phải chịu lỗ, có thể bị các nhà đầu tư “dìm giá” cổ phiếu.

Trong thực tế, nếu bán cổ phần theo tỷ lệ 37% thì bên ngoài không mua cổ phiếu của doanh nghiệp, còn nếu bán theo phương án 51% thì phải xem xét đến những kịch bản xấu có thể xảy ra.

Ngoài ra, Vinachem cho rằng, một số quy định trong văn bản chưa phù hợp với thực tế. như: Tập đoàn phải chịu trách nhiệm đối với việc tái cơ cấu và cổ phần hoá các công ty con, thậm chí cháu trong bối cảnh vốn của những công ty này còn lớn hơn cả công ty mẹ.

Quan điểm của Vinachem, phải có phương án cổ phần hoá sao cho hậu cổ phần hoá tập đoàn vẫn giữ được ngành nghề kinh doanh chính, và chiếm lĩnh được thị trường, không thể để mất hoặc thu hẹp thị trường. Nhà nước cần phải có “chính sách đệm” để xử lý vấn đề này.

Hiện Vinachem chuyên sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng; công nghiệp hóa chất, hóa dược, hóa dầu; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp khai thác mỏ.

Đạm Ninh Bình: Chưa thể bàn giao sau 2 năm vận hành
Vận hành thương mại từ năm 2012, nhưng tới nay, Dự án Nhà máy Sản xuất phân đạm urea từ than cám tại Ninh Bình (Nhà máy Đạm Ninh Bình) vẫn chưa...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư