-
Saigonbank đạt 200 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng, dù tín dụng chỉ tăng 2% -
PVcomBank: Ưu tiên mục tiêu tăng trưởng hiệu quả đi đôi với bền vững -
HDBank sát cánh cùng khách hàng khắc phục hậu quả cơn bão Yagi -
Ngân hàng đua phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II -
Thiệt hại do bão Yagi và tín dụng hồi phục, ngân hàng tìm cách hút thêm vốn -
Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Điều này đồng nghĩa, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ phải “ăn dè”, cố gắng xoay xở trong room tín dụng ít ỏi còn lại nửa cuối năm dù nhu cầu về vốn là không nhỏ. Cũng từ đây, câu chuyện về cơ chế room tín dụng lại được đặt ra.
Trong 11 năm qua, cơ chế cấp “room” đã trở thành công cụ đắc lực bậc nhất để Ngân hàng Nhà nước dễ dàng kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nợ xấu, kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nắn vốn vào các lĩnh vực ưu tiên, góp phần ổn định vĩ mô… Trong bối cảnh hiện tại, khi áp lực với lạm phát, tỷ giá vô cùng lớn, NHNN càng có lý do để giữ lại cơ chế điều hành room tín dụng.
Tới nay, vốn đầu tư của nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào tín dụng, với tỷ lệ vốn tín dụng/GDP hiện thuộc nhóm cao nhất thế giới (124%). Hơn nữa, các ngân hàng vẫn đứng trước rủi ro kỳ hạn bởi huy động chủ yếu là ngắn hạn, trong khi nhu cầu vay trung, dài hạn là chính; sức khỏe của hệ thống ngân hàng vẫn chưa như mong đợi. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả nợ tiềm ẩn) trong hệ thống ngân hàng lên tới 6,3%.
Với tình hình đó, nếu để tín dụng tăng “thả cửa”, thì các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những rủi ro mang tính hệ thống.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng nói, cơ chế cấp room tín dụng mà cơ quan này đang thực hiện là không hề cứng nhắc, tiêu chí cấp room tín dụng cũng khá khoa học. Cụ thể, nhà điều hành đã căn cứ vào quy mô, chất lượng tài sản của từng tổ chức tín dụng để xếp hạng và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, có điều chỉnh linh hoạt.
Trên thực tế, dù cơ chế room tín dụng thuận lợi cho nhà điều hành, nhưng có thể lại gây khó cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.
Với Ngân hàng Nhà nước, nhiều năm qua, bên cạnh kiểm soát cung tiền, room tín dụng được cơ quan này sử dụng như một “củ cà rốt” nhằm buộc các ngân hàng thương mại phải nâng cao chất lượng hoạt động, nắn vốn vào lĩnh vực ưu tiên. Rất có thể, cơ quan này lo ngại rằng, một khi củ cà rốt đó không còn, thì chiếc gậy quản lý sẽ giảm hiệu lực. Nếu bỏ cơ chế cấp room tín dụng, nhiều ngân hàng có thể lại lao vào cuộc đua tăng tín dụng, tăng lãi suất, từ đó khó giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
Song dưới góc độ của các tổ chức tín dụng, cơ chế room tín dụng vẫn là biện pháp hành chính, nặng tính xin - cho, làm giảm tính chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh hàng năm. Doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo vì không biết khi nào ngân hàng thương mại bị cạn room.
Ngân hàng Nhà nước từng bày tỏ lo ngại rằng, việc bỏ cơ chế cấp room có thể khiến tín dụng tăng vọt, bởi tổng room tín dụng mà các ngân hàng thương mại đăng ký hàng năm thường cao gấp đôi mục tiêu tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể điều hành tín dụng thông qua các công cụ kỹ thuật như Hệ số An toàn vốn (CAR), Chỉ số LTD (dư nợ tín dụng/vốn huy động), Chỉ số thanh khoản, Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn… Đồng thời, có thể điều tiết lượng tiền cung ra thị trường thông qua điều chỉnh lãi suất điều hành.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Hệ số CAR hiện được ngân hàng trung ương nhiều nước sử dụng rất hiệu quả khi điều tiết tín dụng, theo đó, những ngân hàng yếu sẽ phải tăng bộ đệm rủi ro nếu muốn tăng trưởng tín dụng và ngược lại. “Cây gậy” này vừa có tính hiệu lực cao, vừa mang tính thị trường hơn.
Hiện tại, dù không hài lòng, nhưng các ngân hàng thương mại vẫn phải “thông cảm” với Ngân hàng Nhà nước về cơ chế điều hành room tín dụng với lý do là nhằm đảm bảo mục tiêu chung, cao nhất là mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và vì an toàn hệ thống.
Cũng do giải pháp hành chính trên đang được sử dụng khá hiệu quả, nên khó có thể kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước thay đổi cơ chế room tín dụng vào lúc này. Tuy vậy, để hài hòa quan hệ, lợi ích trên thị trường, cũng như để đảm bảo công bằng, sẽ không thể kéo dài mãi cơ chế room tín dụng, bởi ngoài Việt Nam và Trung Quốc, hầu như không còn quốc gia nào trên thế giới áp dụng cơ chế room tín dụng.
-
Ngân hàng đua phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II -
Thiệt hại do bão Yagi và tín dụng hồi phục, ngân hàng tìm cách hút thêm vốn -
Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách xã hội -
Tiền gửi lập đỉnh sau 6 tháng tăng liên tiếp, lãi suất huy động phân hóa mạnh -
FE CREDIT “giải nhiệt” mùa hè với ưu đãi “khủng”, quà tặng “siêu to” hơn 700 triệu đồng -
Tỷ giá quay đầu tăng, vàng neo cao trên vùng đỉnh lịch sử -
Nhiều ngân hàng tái bổ nhiệm nhân sự cấp cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024