Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 01 năm 2025,
Cổ đông mâu thuẫn, khiếu kiện: Xử bằng luật mới
 
Mùa ĐHCĐ thường niên 2016, nhiều doanh nghiệp băn khoăn về việc thực hiện các nội dung theo Điều lệ công ty (được soạn thảo và thông qua dựa trên Luật Doanh nghiệp 2005), hay theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, đặc biệt trong những trường hợp mà các cổ đông lớn có mâu thuẫn và rất dễ nảy sinh các khiếu kiện sau ĐHCĐ.
Điều lệ công ty vi phạm quy định của luật sẽ bị tuyên vô hiệu
Điều lệ công ty vi phạm quy định của luật sẽ bị tuyên vô hiệu

UBCK vào cuộc

Trong số bài trước, PV đã phản ánh một số tình huống phức tạp trong ĐHCĐ của doanh nghiệp niêm yết trong bài viết “Ai chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp không sửa đổi điều lệ theo luật mới?”.

Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của PV, hiện có nhiều doanh nghiệp đang khá lúng túng trong việc tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2016 do băn khoăn giữa việc tuân thủ Điều lệ doanh nghiệp hay các quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014.

Ngày 15/3/2016, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã có công văn gửi các công ty đại chúng về một số vấn đề lưu ý khi tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2016. Công văn đã giải đáp một số thắc mắc nảy sinh trên thị trường và từ phản ánh của các doanh nghiệp.

Theo đó, công ty thực hiện lập danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHCĐ đảm bảo không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi giấy mời họp ĐHCĐ theo quy định tại Khoản 1, Điều 137, Luật Doanh nghiệp 2014.

Công ty phải gửi thông báo mời họp ĐHCĐ đến tất cả các cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp nêu trên và công bố thông tin chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc theo quy định tại Khoản 1, Điều 139, Luật Doanh nghiệp 2014 và Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trước khi khai mạc cuộc họp ĐHCĐ, công ty phải công bố cụ thể về tỷ lệ tối thiểu để tổ chức cuộc họp và tỷ lệ biểu quyết theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể, điều kiện tiến hành họp ĐHCĐ phải đảm bảo có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu có quyền biểu quyết theo quy định tại Khoản 1, Điều 141, Luật Doanh nghiệp 2014; 

Điều kiện để thông qua Nghị quyết ĐHCĐ được thông qua phải đảm bảo được số cổ đông đại diện ít nhất 65% hoặc 51% tổng số phiếu có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp tán thành theo quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 144, Luật Doanh nghiệp 2014.

Trường hợp công ty thông qua quyết định của ĐHCĐ với tỷ lệ biểu quyết khác quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, thì việc quy định tỷ lệ này phải được thông qua bằng biểu quyết trên tinh thần Luật Doanh nghiệp 2014. Trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ biểu quyết có hiệu lực khác Luật Doanh nghiệp 2014, việc biểu quyết phải được thực hiện theo tinh thần Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể tại Điều 144 của Luật này.

Công văn cũng đề cập rất rõ về việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, công ty phải xin ý kiến ĐHCĐ về việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014. Khi thực hiện biểu quyết thông qua việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ, công ty phải tuân thủ quy định tại Điều 144 của Luật này.

Hiện nay, UBCK đang trình Bộ Tài chính dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng và sẽ hướng dẫn cụ thể các công ty đại chúng về việc sửa đổi Điều lệ theo Điều lệ mẫu, sau khi dự thảo Thông tư nêu trên được ban hành.

Một nội dung được nhiều doanh nghiệp và cổ đông quan tâm là xác định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty. UBCK hướng dẫn, HĐQT cần tổ chức họp, rà soát danh mục ngành nghề kinh doanh của công ty, xác định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dự kiến để đưa ra xin ý kiến ĐHCĐ. Trường hợp vướng mắc về các vấn đề nêu trên, đề nghị công ty gửi văn bản về UBC để lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn triển khai. 

Nảy sinh tranh chấp: Dựa trên luật mới để phân xử

Cuối năm 2015, ĐHCĐ bất thường của một doanh nghiệp có vốn điều lệ 200 tỷ đồng trên Sở GDCK Hà Nội được tổ chức, trong đó có nội dung sửa đổi Điều lệ công ty để tuân thủ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

Có 217 người tham dự Đại hội, đại diện hợp pháp cho 18,7 triệu cổ phần phổ thông, chiếm 93,54% tổng số cổ phần phổ thông của công ty này, đủ điều kiện tiến hành ĐHCĐ theo quy định.

Đến phần biểu quyết việc sửa đổi Điều lệ của Công ty, chỉ có 67,36% số cổ phần có quyền biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, ý kiến không tán thành chiếm 32,64%.

Để việc sửa đổi Điều lệ được thông qua, cần 75% có quyền biểu quyết tán thành, điều này đồng nghĩa với việc dự thảo Điều lệ không được thông qua. Bởi vậy, hiện Điều lệ của Công ty có nhiều nội dung trái với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

Tham vấn các luật sư về việc xử lý và ra các quyết định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp này, ĐTCK nhận được quan điểm khá thống nhất. Đó là, HĐQT phải quyết định các vấn đề dựa trên tinh thần và các quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014, chứ không phải theo điều lệ công ty.

Trong trường hợp có khiếu kiện nảy sinh, tòa án sẽ căn cứ theo các quy định của luật mới để xử lý. Điều lệ công ty vi phạm quy định của luật sẽ bị tuyên vô hiệu.

Các luật sư cũng khuyến nghị, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cần giám sát chặt sự tuân thủ Luật Doanh nghiệp 2014 và các quy định liên quan của các công ty đại chúng, xử phạt thật nghiêm các trường hợp vi phạm để góp phần đảm bảo thượng tôn pháp luật trong mùa ĐHCĐ thường niên.  

Cổ đông “tố” làm giá, EVE nói gì?
Liên quan đến vụ kiện tranh chấp giữa hai cổ đông tổ chức và ông Lee Jae Eun, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Everpia Việt Nam (EVE), hai cổ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư