-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Những doanh nghiệp dược có tên tuổi đang là đối tượng săn đón của nhà đầu tư ngoại. |
Gom cổ phần
Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) có doanh thu 10 năm liên tiếp đều trên ngàn tỷ đồng, với cơ cấu sản phẩm đa dạng.
Trong năm nay, Công ty có kế hoạch đầu tư các dây chuyền mới lên tới 1.600 tỷ đồng. Trong đó, Bidiphar sẽ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ theo chuẩn GMP EU, tổng vốn 840 tỷ đồng, công suất thiết kế 120 triệu sản phẩm/năm. Doanh thu nhóm sản phẩm này dự kiến tăng trưởng tốt, nhất là khi đạt chứng nhận GMP-EU (từ năm 2028).
Khi dự án đi vào hoạt động trong năm 2026, Công ty dự kiến doanh thu đạt 580 tỷ đồng, đến năm 2030, doanh thu có thể lên tới 1.685 tỷ đồng. Sản phẩm bán cả 2 kênh bệnh viện và nhà thuốc, nhưng kênh bệnh viện sẽ nhiều hơn.
Để làm được điều đó, Công ty đã công bố kế hoạch phát hành riêng lẻ 18,7 triệu cổ phiếu cho 5 nhà đầu tư với giá tối thiểu 50.000 đồng/cổ phiếu. Nguồn vốn huy động sẽ được bổ sung cho đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ. Với kế hoạch trên, Bidiphar kỳ vọng tổng doanh thu năm 2026 có thể cán mốc 3.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2022, trong đó ngành hàng tự sản xuất chiếm trên 90%.
Hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài (là các tổ chức tài chính, các tập đoàn dược phẩm nước ngoài) quan tâm, tìm hiểu Bidiphar. Một số công ty chứng khoán và quỹ đầu tư cũng đang có động thái gom cổ phiếu này. Đầu năm nay, Quỹ KWE Beteiligungen AG (Thuỵ Sỹ) đã trở thành cổ đông lớn của Bidiphar khi nâng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ từ 4,99% lên 5,06%.
Được biết, trong kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước của Chính phủ, Bidiphar là một trong số những doanh nghiệp nhà nước sẽ thoái vốn giai đoạn 2022-2025. Dược phẩm lâu nay vẫn được biết đến là nhóm ngành thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Trừ một số khóa room ngoại, phần lớn các doanh nghiệp dược phẩm đều có bóng dáng cổ đông nước ngoài, thậm chí còn nắm quyền chi phối như Pymepharco, Dược Hậu Giang, Imexpharm, Traphaco...
Dược Hậu Giang (DHG), doanh nghiệp tiên phong trong việc nới room ngoại lên 100% đã chính thức trở thành công ty con của Taisho Pharmaceutical từ năm 2019, sau khi cổ đông đến từ Nhật Bản nâng sở hữu lên trên 51%.
Tại Traphaco (TRA), cổ đông ngoại cũng đang nắm 45,94% cổ phần, trong đó hai tổ chức nắm giữ nhiều nhất là Magbi Fund Limited (25%) và Super Delta Pte Ltd (15,12%).
Một doanh nghiệp dược quy mô lớn khác là Domesco (DMC) cũng sớm được CFR International Spa - công ty con thuộc Tập đoàn Abbott nâng tỷ lệ sở hữu lên 51% cổ phần. Trước đó, tập đoàn đến từ Mỹ này còn mạnh tay mua lại Công ty Dược phẩm Glomed vào năm 2016.
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã đẩy nhanh tốc độ các thương vụ mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại trên thị trường dược Việt Nam. Cuối năm 2021, Pymepharco (PME) chấp nhận rời sàn chứng khoán sau khi bán gần như toàn bộ cổ phần cho đối tác ngoại là Stada Service Holding B.V - công ty con của Tập đoàn STADA Arzneimittel AG (Đức). Ông lớn này đầu tư vào PME từ năm 2008 và trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 62% vốn trước khi tăng sở hữu lên 99,5% vào tháng 2/2021.
SK Investment Vina III – thành viên của SK Group cũng nắm quyền chi phối Imexpharm (IMP) khi nâng sở hữu lên gần 54% cũng vào cuối tháng 7/2022. Động thái cho thấy sự quan tâm rất lớn của tập đoàn đến từ Hàn Quốc. Imexpharm chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm tân dược, dụng cụ y tế, nguyên phụ liệu ngành dược.
Ngoài những thương vụ trên, câu chuyện tương tự còn diễn ra tại một số doanh nghiệp dược như: Công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar, Công ty cổ phần Dược Hà Tây (DHT). Trong đó, tại Dược Hà Tây, nhà đầu tư chiến lược ASKA Pharmaceutical Co.,Ltd (Nhật Bản) đang nắm giữ 24,9% cổ phần. Dự kiến, trong năm nay, Dược Hà Tây sẽ tiếp tục đợt chào bán phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược này để nâng tỷ lệ sở hữu dự kiến lên 32,56% cổ phần. Nếu chào bán thành công, công ty sẽ dùng nguồn vốn này để đầu tư thêm nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar, tái cơ cấu nợ vay ngân hàng.
Còn tại Mekophar, việc hợp tác với Nipro Pharma Coporation đã giúp công ty nâng cấp nhà máy Mekophar lên nhà máy Mekophar BP đạt tiêu chuẩn Japan-GMP và xuất khẩu thành phẩm sang Nhật Bản. Mekophar phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược Nipro Pharma vào tháng 10/2016 để đầu tư nhà máy mới tiêu chuẩn PIC/s Nhật Bản. Cổ đông này sẽ hỗ trợ Mekophar về mặt kỹ thuật cũng như cung cấp các sản phẩm nhượng quyền.
Hậu thuẫn cho kế hoạch bùng nổ
Năm 2023, ngành dược đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thị trường với những yếu tố bất định ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị trong ngành. Tuy nhiên, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ cổ đông ngoại, các tên tuổi trong ngành dược sẽ yên tâm hơn.
Phần lớn doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hàng đầu Việt Nam đều trong tầm ngắm của nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions, thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 11% trong giai đoạn 2021-2026, độ lớn thị trường tăng lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026, so với mức 7,7 tỷ USD năm 2021.
Trong khi đó, các nhà máy sản xuất dược phẩm của Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thị trường. Thị trường Việt Nam cũng phải dựa vào nhập khẩu đến 60% nhu cầu thuốc thành phẩm, 90% hoạt dược và phần lớn các sản phẩm nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất dược. Hơn thế, các chính sách bảo vệ thuốc sản xuất trong nước như Thông tư 15/2019/TT-BYT nêu rõ trong Nhóm 5 và Nhóm 2, các loại thuốc nhập khẩu có thể không được phép chào thầu nếu thuốc sản xuất trong nước đáp ứng tiêu chuẩn WHO-GMP và EU-GMP tương ứng về cùng một hoạt chất chính (API). Những thông số này cho thấy, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng thêm rộng mở khi Việt Nam đang tập trung khuyến khích sản xuất thuốc và dược phẩm trong nước, cũng như thu hút đầu tư vào lĩnh vực dược phẩm. Các FTA mà Việt Nam đã ký kết khuyến khích các công ty dược phẩm trong nước trở thành một phần của chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu với chất lượng cao hơn và cạnh tranh hơn.
-
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025