Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe, logistics, giáo dục dễ “nổ” ra các thương vụ M&A
Vũ Anh - 17/02/2023 14:34
 
Năm 2023 được kỳ vọng sẽ là một năm hứa hẹn với thị trường M&A khi các CEO tập trung tạo ra giá trị thông qua việc đổi mới doanh nghiệp và các hoạt động giao dịch.

Theo dữ liệu từ PwC Việt Nam vừa công bố, có một số ngành sau đây được dự đoán sẽ tạo cơ hội cho hoạt động M&A trên thị trường toàn cầu vào năm 2023. 

Nếu như trên toàn cầu, các nhà đầu tư vẫn ưu tiên ngành công nghệ, truyền thông và viễn thông để M&A thì tại Việt Nam lại là lĩnh vực năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe, logistics và giáo dục.

 

Đầu tiên là ngành công nghệ, truyền thông và viễn thông. Số hóa vẫn đang là mối quan tâm chính với nhiều doanh nghiệp. Tương tự năm 2022, các giao dịch phần mềm sẽ tiếp tục chiếm phần lớn: 2/3 (71%) hoạt động giao dịch công nghệ và 3/4 (74%) giá trị giao dịch. Viễn thông, metaverse và trò chơi điện tử sẽ là các lĩnh vực nóng, thu hút hoạt động M&A vào năm 2023.

Thứ hai, sản xuất công nghiệp và ô tô. Việc tối ưu hóa danh mục đầu tư sẽ thúc đẩy việc thoái vốn và mua lại, đặc biệt là những hoạt động tập trung vào tính bền vững và đẩy nhanh quá trình số hóa.

Thứ ba, dịch vụ tài chính. Sự gián đoạn từ các nền tảng giao dịch và Fintech tạo ra những biến đổi nhanh về công nghệ trên toàn ngành, cũng như thúc đẩy hoạt động M&A trong khi các nhà giao dịch tìm cách thu hút năng lực số.

Thứ tư, năng lượng, tiện ích và khai thác. Chuyển đổi năng lượng vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư và đội ngũ quản lý, hướng khối lượng vốn lớn vào hoạt động M&A và các dự án phát triển vốn.

Thứ năm, thị trường tiêu dùng. Dù vẫn còn những thách thức với người tiêu dùng năm 2023, việc đánh giá danh mục đầu tư và tập trung vào các giao dịch chuyển đổi sẽ tạo ra cơ hội cho M&A.

Thứ sáu, y tế và sức khỏe. Nhu cầu đổi mới sáng tạo hướng tới tăng trưởng sẽ thúc đẩy hoạt động M&A vào năm 2023. Những lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học, nghiên cứu phát triển sản phẩm y tế (CRO/CDMO), Medtech, các giải pháp chăm sóc sức khỏe hướng tới người tiêu dùng và số hóa y tế dự kiến ​​sẽ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư.

Được xem là điểm sáng trong đại dịch, lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe vẫn tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại qua hình thức mua bán - sáp nhập (M&A).
Được xem là điểm sáng trong đại dịch, lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại qua M&A


Ngoài ra, biến động kinh tế vĩ mô và địa chính trị cũng có thể tạo ra lợi thế và thách thức cho các bên khác nhau.

Với các doanh nghiệp thì trong bối cảnh thắt chặt tài chính, doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán mạnh sẽ có nhiều cơ hội hơn.

Quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity - PE) sẽ xem xét các giao dịch mới và tập trung vào việc tạo ra giá trị cho các công ty trong danh mục đầu tư. Hoạt động này sẽ đi cùng với việc tối ưu hoạt động vận hành, xây dựng công ty và thoái vốn.

Trong khi các quỹ tín dụng và thị trường tư nhân sẽ giành được thị phần M&A từ các ngân hàng và trở thành chìa khóa để cung cấp thanh khoản cần thiết, đặc biệt là trong các giao dịch thương vụ có quy mô giá trị không quá lớn.

Còn các nhà đầu tư mạo hiểm có thể rút lui khỏi một số khoản đầu tư rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư vào công nghệ liên quan đến khí hậu vẫn là một điểm sáng, với hơn một phần tư tổng số vốn đầu tư mạo hiểm hiện đang dành cho danh mục này, đặc biệt là những công nghệ tập trung vào việc cắt giảm khí thải.

Theo ông Ong Tiong Hooi, năm 2023 được kỳ vọng sẽ là một năm hứa hẹn với thị trường M&A khi các CEO tập trung tạo ra giá trị thông qua việc đổi mới doanh nghiệp và các hoạt động giao dịch.

Tại Việt Nam, các nhà đầu tư đang quan tâm đến các lĩnh vực năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe, logistics và giáo dục, đồng thời mở rộng cơ sở sản xuất, mở rộng thị phần và khai thác lực lượng lao động có trình độ, cũng như phát triển các tệp khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần bắt đầu tích hợp ESG vào kế hoạch kinh doanh khi các nhà đầu tư bắt đầu ưu tiên các yếu tố này trong kế hoạch đầu tư của họ.

Thấy gì từ mục tiêu về logistics đến năm 2025
Logistics là dịch vụ quan trọng của nền kinh tế với vai trò quan trọng về nhiều mặt, thể hiện ở mục tiêu phát triển đến năm 2025. Thấy gì từ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư