
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
![]() |
Ảnh minh họa. |
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn về việc hủy bỏ Giấy phép kinh doanh hàng không chung gửi Công ty Cổ phần dịch vụ Globaltrans Air.
Công văn của Bộ GTVT do ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT ký nêu rõ, Globaltrans Air được Bộ GTVT cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung số 01/2018/GP-BGTVT ngày 17/4/2018. Đến thời điểm hiện tại, Cục Hàng không Việt Nam cho biết là Globaltrans Air chưa được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC).
Cục Hàng không Việt Nam đã liên tục gửi thông báo đến Globaltrans Air về việc Giấy phép sẽ bị hủy bỏ trong trường hợp công ty không được cấp AOC theo quy định tại Thông tư số 85/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ GTVT quy định trách nhiệm và xử lý xi phạm trong hoạt động vận tải hàng không.
Tuy nhiên, Cục Cục Hàng không Việt Nam không nhận được phản hồi của Globaltrans Air liên quan đến việc cấp AOC.
Theo quy định tại Khoản 9, Điều 1 của Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ, Giấy phép kinh doanh hàng không chung số 01/2018/GP-BGTVT của Globaltrans Air thuộc trường hợp hủy bỏ. Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị Bộ GTVT xem xét, hủy bỏ Giấy phép Giấy phép kinh doanh hàng không chung đã cấp cho Globaltrans Air theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không đã có khuyến cáo 3 lần việc đáp ứng quy định của Nghị định số 89 về việc giữ Giấy phép kinh doanh hàng không chung đối với Công ty Cổ phần dịch vụ Globaltrans Air.
Căn cứ điều 12 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 89/2019/NĐ-CP), Điều 15 Thông tư số 85/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 về quy định trách nhiệm và xử lý xi phạm trong hoạt động vận tải hàng không, Bộ GTVT khẳng định Globaltrans Air thuộc trường hợp phải hủy bỏ Giấy phép kinh doanh hàng không chung do không được cấp AOC trong vòng thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép (tính đến thời điểm hiện tại là hơn 3 năm).
Đặc biệt, ngày 11/6/2021, Bộ GTVT đã mời các cơ quan, đơn vị liên quan (Vụ Pháp chế, Cục Hàng không Việt Nam, Globaltrans Air) tham dự cuộc họp nghe báo cáo và cho ý kiến về việc hủy bỏ Giấy phép kinh doanh hàng không chung của Globaltrans Air. Tuy nhiên, bên tổ chức cuộc họp đã không thể liên lạc với đại diện theo pháp luật của Globaltrans Air.
Tại cuộc họp (vắng mặt Globaltrans Air), các đơn vị đều thống nhất Giấy phép của Công ty Cổ phần dịch vụ Globaltrans Air thuộc trường hợp hủy bỏ theo quy định của Điều 12 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 89/2019/NĐ-CP).
Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị Công ty Cổ phần dịch vụ Globaltrans Air khẩn trương có báo cáo giải trình đối với việc chưa được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) từ năm 2018 đến nay. Báo cáo bằng văn bản của Công ty Cổ phần dịch vụ Globaltrans Air gửi về Bộ GTVT trước ngày 1/7/2021.
“Sau ngày 1/7/2021, Bộ GTVT sẽ xem xét, thực hiện việc hủy bỏ Giấy phép kinh doanh hàng không chung của Cổ phần dịch vụ Globaltrans Air theo đúng quy định của pháp luật”, công văn do Thứ trưởng Lê Anh Tuấn ký nêu rõ.
Globaltrans Air có số vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trụ sở tại 48-250 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, Tp.HCM. Đây là doanh nghiệp 100% vốn trong nước với 4 cổ đông, do ông Nguyễn Trường Giang (nắm 80% vốn điều lệ) là người đại diện pháp luật và Chủ tịch HĐQT.
Globaltrans Air được Bộ GTVT cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung vào tháng 4/2015; được gia hạn lần thứ 2 vào tháng 4/2018.
Trước đó, vào tháng 10/2020, Bộ GTVT đã có quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh hàng không chung của Công ty Hàng không Bầu trời xanh theo đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam. Như vậy, tính đến nay, cả nước chỉ còn 5 doanh nghiệp đang có cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung còn hiệu lực, trong đó có 4 đơn vị đang hoạt động và đáp ứng các điều kiện của giấy phép gồm: Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần Hàng không Hành tinh xanh, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam và Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu.
Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, định nghĩa hàng không chung chỉ hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc, chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm...
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế