
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
Người tiêu dùng mua thịt lợn tại siêu thị BigC (Hà Nội). (Ảnh: TTXVN) |
Hiện nay, giá thịt lợn trên thị trường vẫn ở mức cao dù có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ. Nhiều phương án đã được đưa ra để hạ giá thịt lợn; trong số đó có đề xuất nên đưa thịt lợn vào mặt hàng cần bình ổn giá.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) về vấn đề này.
- Thưa ông, xin ông cho biết những tiêu chí nào để một mặt hàng được xếp vào là hàng bình ổn giá?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Tại Điều 15 Luật Giá quy định hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông, là hàng hóa hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Những mặt hàng thiết yếu, đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người trong danh mục bình ổn giá là: điện, xăng dầu, muối ăn, sữa, thuốc chữa bệnh, gạo tẻ…
Một mặt hàng muốn được đưa vào danh mục bình ổn giá phải đạt các tiêu chí nêu trên. Trên thực tế, nếu mặt hàng nào cần thiết, cơ quan chức năng vẫn cân nhắc để đưa vào danh mục bình ổn giá. Ví dụ như sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân, nhất là khu vực yếu thế với đối tượng là học sinh. Sắp tới cơ quan chức năng không chỉ cân nhắc đưa vào danh mục bình ổn giá mà dự kiến còn thực hiện định giá đối với mặt hàng này.
- Thời gian qua và hiện nay giá thịt lợn đang ở mức quá cao, theo ông đâu là nguyên nhân?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Giá thịt lợn ở mức cao có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do hoạt động cung-cầu và kiểm soát khâu lưu thông. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã từng chỉ ra 3 nguyên nhân khiến giá thịt lợn tăng cao: chưa đủ lượng sản phẩm thịt lợn để cung cấp cho thị trường theo yêu cầu; giá thành sản xuất cao vì phải đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát trong chăn nuôi; có quá nhiều khâu trung gian.
Vì vậy, các biện pháp giúp ổn định giá có thể là cân đối cung cầu; thực hiện tái đàn để duy trì sản xuất một cách bền vững; tổ chức tốt khâu lưu thông theo chuỗi, từ sản xuất đến tiêu dùng, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Giá thịt lợn quá cao cũng ảnh hưởng tới đời sống của người dân bởi đây là một phần trong cơ cấu của bữa ăn gia đình người Việt. Có nhiều đề xuất nên đưa thịt lợn vào danh mục hàng cần bình ổn giá. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Nếu kiến nghị đưa mặt hàng thịt lợn vào danh mục bình ổn giá để quản lý theo hình thức kê khai thì theo quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn kê khai giá, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá.
Cơ quan tiếp nhận kê khai giá thực hiện tiếp nhận và rà soát văn bản kê khai giá; trong đó rà soát nội dung về ngày thực hiện mức giá kê khai, bảng kê khai mức giá, phần giải trình lý do điều chỉnh giá theo quy định.
Tuy nhiên, việc xác định các hộ kinh doanh bán lẻ hiện rất khó khăn, bởi tại các chợ dân sinh có rất nhiều quầy hàng. Nếu thống kê trên cả nước thì số lượng quầy hàng sẽ lên tới vài trăm nghìn, khiến việc quản lý hành chính không khả thi. Quan điểm của tôi là không nên đưa thịt lợn vào danh mục hàng cần bình ổn giá./.
Trân trọng cảm ơn ông!

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower