-
Phấn đấu tới năm 2030, ĐBSCL có ít nhất 1.300 km cao tốc
-
Chủ tịch tỉnh Kon Tum chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư
-
TP.HCM kiến nghị áp dụng cơ chế đặc thù để làm nhanh tuyến metro đến Cần Giờ
-
Đồng Tháp muốn xây dựng chuỗi liên kết cho ngành hàng nông nghiệp chủ lực
-
Nghệ An: Bảo đảm đến hết năm 2025 giải ngân đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch -
Không thể bỏ lỡ cơ hội thu hút FDI vào công nghệ cao
![]() |
VCCI góp ý quy trình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật trong cụm công nghiệp cần phù hợp với pháp luật về đầu tư. |
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh ý trên trong công văn trả lời Bộ Công thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Theo Dự thảo, quy định về quy trình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật trong cụm công nghiệp theo hướng lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được xem xét trong thủ tục thành lập cụm công nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tới UBND cấp huyện. Doanh nghiệp sẽ cùng UBND cấp huyện lập hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp gửi Sở Công thương thẩm định.
Chủ đầu tư sẽ được lựa chọn thông qua Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư do UBND cấp tỉnh thành lập. Hội đồng sẽ đánh giá theo phương pháp chấm điểm với thang điểm 100. Doanh nghiệp, hợp tác xã có điểm từ 50 trở lên sẽ được đề xuất lựa chọn làm chủ đầu tư.
Nếu có từ hai doanh nghiệp trở lên có cùng số điểm bằng nhau thì Hội đồng sẽ thống nhất đề xuất lựa chọn một doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
VCCI cho rằng, quy định trên là chưa phù hợp với quy định tại pháp luật về đầu tư về lựa chọn nhà đầu tư.
Cụ thể, theo quy định của pháp luật về đầu tư, có ba phương thức lựa chọn nhà đầu tư. Đó là đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu; chấp thuận nhà đầu tư.
Pháp luật về đấu giá, đấu thầu, đầu tư sẽ quy định về trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư tương ứng theo từng phương thức.
Như vậy, có thể thấy, quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đang được thiết kế riêng, không theo phương thức lựa chọn nhà đầu tư nào theo quy định của pháp luật về đầu tư (từ cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, đến hồ sơ, tài liệu cũng như quy trình thẩm định để lựa chọn nhà đầu tư).
“Điều này là chưa phù hợp và sẽ gây vướng trong quá trình triển khai”, VCCI lo ngại.
Thực tế, ngay trong Dự thảo, Ban soạn thảo cũng đã “xác định” quy trình này chưa thống nhất với Luật Đầu tư, vì vậy quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung pháp luật về đầu tư nội dung “thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp”.
Tuy nhiên, theo VCCI, đây là văn bản cấp nghị định, vì vậy, cần phải thống nhất với quy định tại Luật Đầu tư.
“Khi Luật Đầu tư chưa sửa theo đề xuất tại Điều 35 Dự thảo thì quy trình lựa chọn chủ đầu tư thiết kế theo Dự thảo là chưa phù hợp”, VCCI nêu ý kiến.
Mặt khác, hiện nay Dự thảo Luật Đấu thầu, Dự thảo Luật Đất đai đang sửa đổi, trong đó có quy định về quy trình lựa chọn chủ đầu tư theo phương thức đấu giá, đấu thầu đối với các dự án đầu tư sử dụng đất. Quy định tại Dự thảo cũng cần hướng đến đảm bảo sự thống nhất của các văn bản pháp luật này.
Ngoài ra, liên quan đến quy định Xử lý trường hợp chủ đầu tư không thực hiện dự án, VCCI cho rằng, Dự thảo đang quy định chưa phù hợp với quy định tại Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2014.
Cụ thể, theo quy định tại Dự thảo, trường hợp chủ đầu tư không thực hiện dự án sau 12 tháng kể từ ngày thành lập, mở rộng cụm công nghiệp thì có khả năng sẽ không được tiếp tục thực hiện dự án. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật đất đai, đầu tư, thì trường hợp này có thể được xem xét gia hạn 24 tháng và phải nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất tương ứng với thời gian chậm tiến độ.
“Để đảm bảo tính thống nhất và minh bạch, đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại quy định tại khoản 3 Điều 14 theo hướng phù hợp với việc triển khai dự án đầu tư và chế tài khi chậm thực hiện dự án theo quy định tại pháp luật đầu tư và đất đai”, VCCI gửi ý kiến tới Bộ Công thương.
-
Rõ dần phương án mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai trị giá 7.668 tỷ đồng -
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư Dubai -
Nghệ An: Bảo đảm đến hết năm 2025 giải ngân đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch -
Không thể bỏ lỡ cơ hội thu hút FDI vào công nghệ cao -
Đề xuất phương án đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum -
Khởi công Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thủy Nguyên vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng -
Quảng Ngãi xây dựng quy hoạch Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất 521 ha
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura