
-
Sóng siêu âm viết lại giấc mơ sống khỏe
-
Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện để đảm bảo an toàn người bệnh
-
Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3
-
Tin mới y tế ngày 12/4: Cảnh báo nghịch lý “no năng lượng, đói vi chất” của trẻ em Việt
-
Chủ động phòng cúm bằng tiêm vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 11/4: Người lớn đầu tiên tử vong vì bệnh sởi trong năm 2025
Trước việc Bộ Y tế cho phép sử dụng xuyên tâm liên điều trị Covid-19, nhiều người dân đã đổ xô đi mua thuốc này dự trữ, song chuyên gia cho hay đã là thuốc không được phép sử dụng bừa bãi.
![]() |
Chuyên gia cho hay đã là thuốc thì không được phép sử dụng bừa bãi. |
Ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế cho rằng, thuốc xuyên tâm liên cũng như bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có những chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, liều dùng, tương tác thuốc.
Do đó, người dân không nên tự ý mua thuốc xuyên tâm liên để sử dụng, đặc biệt với mục đích phòng ngừa Covid-19, vì có thể gây tổn hại tới sức khỏe cho người dùng.
Chuyên gia cho hay, dù mọi người vẫn quan niệm thuốc Đông y không có hại, tuy nhiên, không hoàn toàn như vậy, việc sử dụng không đúng vẫn có hại cho sức khỏe. “Người dân chỉ sử dụng thuốc xuyên tâm liên theo chỉ dẫn của các thầy thuốc”, ông Thịnh nêu.
Chia sẻ ý kiến về việc nhiều người không mua được thuốc nên chuyển sang uống nước đun nấu từ cây xuyên tâm liên, ông Thịnh khuyến cáo, tốt nhất cần phải có sự tư vấn của thầy thuốc.
Về nguồn liệu sản xuất thuốc xuyên tâm liên, theo ông Thịnh, tại Việt Nam, không còn vùng nguyên liệu lớn trồng xuyên tâm liên, hiện chỉ còn trồng nhỏ lẻ, thu hoạch vào tháng 9-10 hàng năm. Trong đó, hai vùng nguyên liệu nuôi trồng, thu hái cây xuyên tâm liên nhiều nhất là Thanh Hóa và Nghệ An.
Được biết, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên sử dụng xuyên tâm liên trong điều trị Covid-19. Sau đó các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… cũng sử dụng.
Kết quả cho thấy xuyên tâm liên có công năng thanh nhiệt, giải độc, kháng sinh và chống viêm, có tác dụng điều trị rõ ràng đối với các bệnh hô hấp bao gồm viêm phổi và viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, virus.
Tác dụng diệt virus SARS-CoV-2 của xuyên tâm liên hiện mới được chứng minh trong phòng thí nghiệm và đang trong các bước thử nghiệm trên lâm sàng đánh giá khả năng điều trị Covid-19, đến nay chưa có đầy đủ kết quả để khẳng định tác dụng điều trị Covid-19 của xuyên tâm liên.
Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên và những bài thuốc có thành phần của xuyên tâm liên là những bài thuốc có hiệu quả các bệnh thuộc hệ thống hô hấp. Tính kháng sinh tự nhiên của xuyên tâm liên được đánh giá rất cao nhờ nó vừa có tính giảm đau, vừa tăng đề kháng.
Với y học hiện đại, một số nghiên cứu y học hiện đại đã công bố tác dụng có lợi của cây xuyên tâm liên đối với sức khỏe.
Các hoạt chất chiết xuất từ vị thảo dược này có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp giảm nhanh triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh cảm cúm, viêm màng não, cúm gà và sốt xuất huyết.
Dù có nhiều tác dụng song theo các chuyên gia xuyên tâm liên có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn mửa, vô sinh, hạ huyết áp.
Vì vậy, chuyên gia cảnh báo, những người đang dùng thuốc chữa tăng huyết áp, chống đông máu warfarin và aspirin giảm đau, thận trọng khi dùng phối hợp xuyên tâm liên. Những người suy thận, suy gan không nên dùng thuốc xuyên tâm liên.
-
Chủ động phòng cúm bằng tiêm vắc-xin -
Hà Nội triển khai Tháng hành động vì An toàn Thực phẩm năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 11/4: Người lớn đầu tiên tử vong vì bệnh sởi trong năm 2025 -
Uốn ván có thể phòng ngừa bằng vắc-xin -
Hệ lụy nguy hiểm của bóng cười: Khi niềm vui trở thành cơn ác mộng -
Phát hiện hai cơ sở hút mỡ trái phép giữa trung tâm TP.HCM -
Tin mới y tế ngày 10/4: Béo phì - kẻ thù thầm lặng của trái tim
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội