
-
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông
-
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử
-
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD -
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh
Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, các cienco 5, 6… là những cái tên trong danh sách Bộ Giao thông - Vận tải trình đề nghị cho phép thực hiện bán cổ phần theo lô.
![]() |
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang theo hướng trực tiếp đàm phán với các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng |
Thậm chí, tại buổi sơ kết tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giữa tuần trước, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Đinh La Thăng đã trực tiếp đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ đứng ra đàm phán với các nhà đầu tư theo hình thức này.
“Trước mắt, chưa có văn bản hướng dẫn, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện để doanh nghiệp triển khai. Nếu không thực hiện theo cách bán trọn lô, thì không có nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm chuyên môn nào quan tâm”, ông Thăng nói.
Sự sốt ruột của Bộ trưởng Thăng cũng bởi lẽ đây là những doanh nghiệp sẽ bán toàn bộ phần vốn nhà nước. Đó là chưa kể những doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nhưng chưa đạt tỷ lệ vốn nhà nước theo phương án được duyệt cũng sẽ được đưa ra chào bán tiếp trong tháng 4 này theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Nếu không giải quyết được bài toán về cách thức bán cổ phần phù hợp, tình trạng xé lẻ cổ phần, thậm chí ế, như đã từng xảy ra trong nhiều đợt IPO của các doanh nghiệp trước đó sẽ tái diễn. Ngay trong quý I/2015, trong số 100 triệu cổ phiếu chào bán đấu giá, số bán được chỉ chiếm 40%.
Đáng nói là, trong những trường hợp này, cơ hội để tái cơ cấu tài chính, quản trị doanh nghiệp, thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh thông qua năng lực của nhà đầu tư chiến lược hẹp đi rất nhiều.
Không chỉ trong ngành giao thông, nhìn vào tên tuổi doanh nghiệp dự kiến bán tiếp cổ phần nhà nước của Bộ Công thương sau năm 2015, nỗi lo xé lẻ càng lớn. Đó là Petrolimex, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Sabeco, Habeco, Tổng công ty Thép Việt Nam…
Trong khá nhiều diễn đàn, giới đầu tư đã có những đề nghị tương tự. Những giới hạn cao về tỷ lệ vốn nhà nước và cách thức chào bán cổ phiếu công khai vẫn được nhắc tới như là nguyên do chính giảm đi sức hấp dẫn của các doanh nghiệp cổ phần hóa với các nhà đầu tư chiến lược.
Thậm chí, ông Phạm Viết Muôn, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã từng phân tích, nhiều nhà đầu tư đánh giá những tồn tại của doanh nghiệp nhà nước lại là những tiềm năng mà họ sẵn sàng đầu tư để làm tốt hơn. “Với những nhà đầu tư dài hạn này, họ phải có quyền quyết định nên họ ít muốn đầu tư vào doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối”, ông Muôn phân tích và cho rằng, phương án cổ phần hóa mà xác định nhà nước nắm chi phối thì gần như loại các nhà đầu tư chiến lược ra.
Đó là chưa kể cách xử lý khi không bán hết cổ phần, doanh nghiệp lại được phê duyệt lại theo hướng tăng tỷ lệ vốn nhà nước theo số cổ phần chưa bán được. Nhà đầu tư sẽ không nhìn thấy lộ trình thoái vốn của doanh nghiệp này như đã cam kết trước đó.
Thực ra, câu chuyện bán lô lớn không chỉ giải quyết sức hấp dẫn của hàng hóa - cổ phần của doanh nghiệp nhà nước - trên thị trường. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh mới đây cũng phải nhắc lại lo ngại mà ông đã đề cập khá nhiều lần, đó là tỷ lệ vốn nhà nước trong doanh nghiệp cổ phần hóa quá cao. Trong số các doanh nghiệp được xếp vào diện đã hoàn thành cổ phần hóa, tỷ lệ doanh nghiệp còn tới 80-90%, thậm chí hơn, vốn nhà nước không hề nhỏ.
“Nếu cổ phần hóa như vậy mà coi là hoàn thành, thì các doanh nghiệp này có gì thay đổi không? Tôi nghĩ là không, vì vẫn nhân sự cũ, cách thức quản trị cũ, vẫn bóng dáng doanh nghiệp nhà nước. Thậm chí, nguy hiểm hơn khi có nhiều lỗ hổng hơn trong quản lý doanh nghiệp này so với trước. Chúng ta đã có nhiều bài học trả giá trong vấn đề này. Để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đi vào thực chất, vai trò của các cổ đông rất lớn, nhất là các cổ đông tham gia thay đổi quản trị, hoạt động của doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trao đổi trong cuộc làm việc gần đây với ông Tony Blair, nguyên Thủ tướng Anh, về câu chuyện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Khánh An
-
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp
-
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông
-
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD -
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh -
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch -
Doanh nghiệp khởi nghiệp tìm điểm tựa từ Nghị quyết 68 -
Doanh nghiệp nhỏ còn chần chừ với AI vì chi phí cao -
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025