
-
MBS giảm lợi nhuận quý II, dư nợ margin cao kỷ lục
-
Cẩn trọng với rủi ro nợ xấu khi tín dụng tăng
-
Cổ phiếu ngân hàng “bừng sáng”
-
VN-Index lần đầu vượt 1.400 điểm sau hơn ba năm, "bùng nổ" giao dịch cổ phiếu SHB
-
Thị trường chứng khoán bớt nỗi lo bất định -
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
Ngay đầu phiên, thị trường giảm nhẹ rơi vào vùng đỏ và từ đó phục hồi thẳng lên vùng 1.300 điểm ngay trong ngày. Tuy nhiên, khá bất ngờ khi khi vào cuối phiên, VN-Index bất ngờ chịu áp lực bán lớn chỉ trong 15-20 phút cuối khiến chỉ số quay về ngưỡng tham chiếu.
Đóng cửa phiên hôm nay 6/6, VN-Index dừng tại 1.290 điểm, gần như đi ngang khi chỉ tăng 2 điểm, tương ứng 0,1% so với phiên giao dịch ngày hôm trước.
Thanh khoản của 3 sàn lần lượt là HOSE: 16.942 tỷ đồng, HNX: 1.873 tỷ đồng, UPCOM: 1.871 tỷ đồng.
Phiên giao dịch đi ngang với số mã giảm giá (315) hơn gấp đôi số mã tăng giá (141). Đáng chú nhất trong phiên hôm nay, dòng tiền hướng đến các nhóm Phân bón, Hóa chất và Năng lượng với DCM, DPM (Phân bón), BSR, PLX, GAS, OIL. Ngoài ra, nhóm Bán lẻ tiếp tục diễn biến khả quan khi tăng nhẹ với PET, PNJ, DGW, MWG.
Ở chiều ngược lại, bất động sản, ngân hàng, thép và xây dựng… vẫn chưa thoát khỏi xu hướng tiêu cực khi đồng loạt giảm điểm trong hôm nay.
Cụ thể, cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh đã tạo ra áp lực điều chỉnh lên thị trường, có thể kể đến VPB (-0,5%), MBB (- 0,5%), TCB (-1,1%), CTG (-0,7%), SHB (-2,8%)...
Cổ phiếu chứng khoán cũng bị bán và phần lớn đều kết phiên trong sắc đỏ như SSI (-0,9%), VND (-1%), SHS (- 1,6%), VIX (-3,6%), ORS (-0,3%), HCM (-1,3%)...
Cổ phiếu bất động sản và xây dựng bị bán mạnh khiến nhiều mã giảm mạnh như CEO (-6,3%), CII (-5,4%), ASM (-2,6%), NLG (-2,4%), IDC (-4,9%)...; thậm chí DXG (-7%), DIG (-7%), FLC (-7%), HBC (-6,9%), ROS (-6,7%)... giảm sàn.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc chỉ số VN30 (-0,03%) thậm chí còn giảm trong phiên hôm nay với 16/30 mã kết phiên trong sắc đỏ như TPB (-3,6%), STB (-3,1%), NVL (-1,5%), TCB (-1,1%)...
Thông tin liên quan đến ngành ngân hàng và bất động sản mới nhất trong hôm nay liên quan đến dư nợ tính đến cuối tháng 4/2022 đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt hơn 2,288 triệu tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021 và chiếm tỷ trọng 20,44% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu là 1,62%, khoảng 37.000 tỷ đồng.
Thông tin này được giới đầu tư lấy làm cơ sở lý giải cho diễn biến sụt giảm mạnh của 2 nhóm cổ phiếu này trong phiên hôm nay.
Khối ngoại mua ròng trên HOSE với giá trị ròng ước đạt 54,36 tỷ đồng. Mã được mua ròng nhiều nhất là DPM với 201,7 tỷ đồng tương ứng với 3 triệu cổ phiếu, tiếp theo là DCM với 112,1 tỷ đồng tương ứng với 2,6 triệu cổ phiếu và FUEVFVND với 92,2 tỷ đồng tương ứng với 3,2 triệu chứng chỉ quỹ. Ở chiều ngược lại, HPG là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 101,1 tỷ đồng tương ứng với 3 triệu cổ phiếu.
-
Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán -
“Sóng ngầm” tại các công ty chứng khoán đổi chủ -
Thị trường chứng khoán bớt nỗi lo bất định -
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025 -
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng -
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới -
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City