-
Khối ngoại bán ròng hơn 1.650 tỷ đồng khiến VN-Index mất gần 12 điểm -
F88 được gì khi triển khai xác thực khách hàng số? -
Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự -
Sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt: Quan trọng là nuôi dưỡng được nguồn thu -
Áp lực bán ròng từ khối ngoại vẫn mạnh, VN-Index hồi phục nhờ cầu bắt đáy -
Cổ đông ngoại chật vật thoái vốn khỏi Vinasun
Phối cảnh trụ sở Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang. |
Đứng vững trong mùa dịch Covid-19
Tập đoàn CIC là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, có 513 cổ đông, với 99,07% cổ phần được nắm giữ bởi các nhà đầu tư trong nước. Tổng số cổ phần cổ đông nội bộ nắm giữ chiếm 19,93%. Tập đoàn có 3 cổ đông lớn, gồm 2 cá nhân và 1 tổ chức, trong đó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Trần Thọ Thắng nắm giữ 8,3% vốn điều lệ.
Theo bản cáo bạch doanh nghiệp công bố, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên, với số lượng niêm yết 50 triệu cổ phiếu, dự kiến là 11.000 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động giá cổ phiếu là +/-20%. Tại mức giá tham chiếu này, vốn hóa thị trường của Công ty sẽ đạt 550 tỷ đồng.
Ông Trần Thọ Thắng cho biết, việc đăng ký niêm yết cổ phiếu lên sàn HoSE được chuẩn bị từ lâu và là bước tiến vô cùng quan trọng trong lộ trình phát triển của Tập đoàn CIC. Việc niêm yết cổ phiếu vào thời điểm này được xem là chín muồi và cần thiết, bởi tính đến ngày 31/12/2019, Tập đoàn có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, tổng tài sản gần 4.527 tỷ đồng, với 9 công ty thành viên và 1 công ty liên kết; riêng lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt trên 100 tỷ đồng.
“Công ty có đà tăng trưởng ổn định trên 20%/năm và duy trì cổ tức từ 14%/năm trở lên, nhiều dự án bất động sản đang và sẽ đầu tư gối đầu hiệu quả. Đây là điều kiện tiên quyết để giữ chân nhà đầu tư, cũng như giữ vững giá trị cổ phiếu trong mùa dịch Covid-19”, ông Thắng chia sẻ.
Đáng chú ý, doanh thu và lợi nhuận năm 2019 của Tập đoàn CIC đạt mức tăng trưởng đáng ghi nhận và vượt các chỉ tiêu đề ra. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, doanh thu thuần cả năm của CIC đạt 1.052 tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt 127 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm trước.
Điều dễ nhận thấy là, năng lực kinh doanh của CIC thể hiện rõ qua các chỉ số sinh lời so với các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề. Trong đó, nhờ các dự án hiệu quả, được đầu tư gối đầu, các chỉ tiêu lợi nhuận luôn duy trì mức tăng trưởng hai chữ số và ổn định trong nhiều năm qua. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp năm 2019 đạt mức 28,95% và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 14,9%.
Giữ hiệu quả dài lâu
Theo kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2019-2021, Tập đoàn CIC đặt mục tiêu tăng trưởng gấp 3 lần con số hiện tại, với doanh thu vượt 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế vượt 300 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Để đạt được kế hoạch này, CIC đã và đang triển khai hàng loạt dự án quy mô lớn tại tỉnh Kiên Giang.
Các dự án bất động sản tại TP. Rạch Giá được xem là thế mạnh của Tập đoàn CIC như: Khu đô thị mới lấn biển Tây Bắc Thành phố Rạch Giá (99 ha); Dự án Hoa Viên nghĩa trang nhân dân Kiên Giang - Hoa Viên Vĩnh Hằng (43 ha); Dự án Tuyến dân cư đường số 2, phường Vĩnh Quang (30 ha); Khu dân cư phường An Bình (22 ha), Khu dân cư Nam An Hòa, Trường mẫu giáo và tiểu học Quốc tế Mekong Xanh...
Không dừng lại ở những dự án hiệu quả ở đất liền, những năm gần đây, Tập đoàn CIC còn mở rộng quy mô đầu tư ra huyện đảo Phú Quốc, với Dự án Khu nghỉ dưỡng Bà Kèo, Khu Resoft Bún Gọi, một số dự án khu nghỉ dưỡng ven biển và ven sông...
Sắp tới, Tập đoàn tiếp tục đầu tư các dự án lớn về khu đô thị, khu dân cư và khu nghỉ dưỡng du lịch như Khu đô thị Lạc Hồng (lấn biển) ở TP. Rạch Giá, Bến xe mới và Khu đô thị Vĩnh Hiệp ở TP. Rạch Giá, Khu du lịch nghỉ dưỡng ở đảo Nam Du, Khu nghỉ dưỡng Riverside Villas ở Phú Quốc, Trung tâm Thương mại CIC Mall... Tất cả hứa hẹn mang đến lợi nhuận bền vững và dài hạn cho Tập đoàn và cổ đông, cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tiền thân của Tập đoàn CIC là công ty của Nhà nước chuyên ngành tư vấn xây dựng, được thành lập từ năm 1992. Từ khi cổ phần hóa đến nay, Công ty đã phát triển trở thành tập đoàn hoạt động kinh doanh đa ngành nghề dựa trên nền tảng phát triển bền vững. Các hoạt động chính của Tập đoàn gồm: tư vấn xây dựng, thi công công trình, kinh doanh bất động sản, thương mại dịch vụ, nhà hàng, đầu tư tài chính và phát triển giáo dục, trong đó, bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu.
-
Công ty chứng khoán nhỏ và vừa: Mục tiêu hấp dẫn trong M&A -
Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự -
Sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt: Quan trọng là nuôi dưỡng được nguồn thu -
Áp lực bán ròng từ khối ngoại vẫn mạnh, VN-Index hồi phục nhờ cầu bắt đáy -
Góc nhìn TTCK tuần 18-22/11: Việc “bắt đáy” sẽ khá rủi ro với nhà đầu tư lướt sóng -
Cổ đông ngoại chật vật thoái vốn khỏi Vinasun -
Hoàn tất đăng ký công ty đại chúng, Vinpearl chuẩn bị cho ngày chào sàn?
- Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
- EVNGENCO3 nhận giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
- Đạm Phú Mỹ tiến tới “nhà máy thông minh”
- SonKim Land được vinh danh là Chủ đầu tư của thập kỷ
- Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
- VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2024