Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Cổ phiếu Đạm Cà Mau tăng mạnh phiên chào sàn
Chí Tín - 31/03/2015 16:44
 
Ngày 31/3, gần 530 triệu cổ phiếu DCM của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - PVCFC) chào sàn TP.Hồ Chí Minh (HOSE). Đóng cửa phiên giao dịch, DCM chốt ở mức giá 13.600 đồng/cổ phiếu.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nhiều doanh nghiệp lỗ lớn được săn đón khi cổ phần hóa
Đạm Cà Mau: Gắn cổ phần hóa với niêm yết
Đạm Cà Mau chuẩn bị niêm yết trên HOSE
Nguồn hàng IPO đại náo thị trường
Đạm Cà Mau vừa khởi động Dự án hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp

Như vậy, với mức giá hiện tại, các nhà đầu tư tham gia phiên IPO cách đây 3 tháng đã có một mức lợi nhuận khá, do giá bình quân tại thời điểm IPO chỉ là 12.251 đồng/cổ phiếu.

Gần 3,35 triệu cổ phiếu đã được chuyển nhượng trong phiên giao dịch đầu tiên. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch, có thời điểm thị giá cổ phiếu DCM lên tới 14.000 đồng/cổ phiếu.

Tổng giá trị chứng khoán DCM của Đạm Cà Mau niêm yết lần này tính theo mệnh giá tương đương 5.294 tỷ đồng thì mức vốn hoá tính theo giá tham chiếu chào sàn đạt gần 7.700 tỷ đồng. Quy mô này sẽ giúp Đạm Cà Mau nằm vào top 25 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất trên sàn HOSE.

Đạm Cà Mau với lợi thế là đơn vị duy nhất sản xuất đạm hạt đục ở Việt Nam. Năm 2014, sản lượng tiêu thụ của đơn vị đạt 806.750 tấn, tăng 1,23% so với năm 2013. Tuy nhiên, do giá bán bình quân giảm nên doanh thu kinh doanh urê năm 2014 giảm 5,54% so với năm 2013.

Hiện tại, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 269,994 triệu cổ phần, tương ứng 51% vốn. Cổ phần bán ra ngoài là 259.40 triệu cổ phần, tương ứng 49%. Kế hoạch trong giai đoạn 2015-2018, ngoài sản phẩm ure Đạm Cà Mau, đơn vị này còn phát triển thêm sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, phân bón phức hợp…

Theo đó, Đạm Cà Mau lên phương án đầu tư 9 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn này trong khoảng 600 đến gần 700 tỷ đồng.

Mới đây, Đạm Cà Mau cũng vừa khởi động Dự án hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp SAP ERP (Enterprise Resource Planning) do Ernst&Young (E&Y) tư vấn và Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) hỗ trợ kỹ thuật.

Theo Đạm Cà Mau, việc đầu tư hệ thống ERP cho doanh nghiệp ở thời điểm này nhằm nâng cấp năng lực quản lý của hệ thống, chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho sự phát triển lớn mạnh của Đạm Cà Mau trong thời gian tới.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư