
-
Hệ thống KRX dự kiến chính thức vận hành vào ngày 5/5
-
F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng
-
Tự doanh trên HNX vượt nghìn tỷ đồng trong tháng 3
-
TCBS muốn dùng 3.000 tỷ đồng ra nước ngoài đầu tư cổ phiếu, trái phiếu
-
Trả cổ tức cao khiến lượng tiền mặt của CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 suy giảm -
Vốn hoá Vingroup leo top 3, VN-Index tăng hơn 10 điểm sau 4 phiên giảm
VN-Index trong tuần trước duy trì tâm lý tích cực khi đầu tuần tiếp tục tăng điểm lên vùng giá quanh 1.190 điểm, VN-Index sau đó có một vài phiên liên tiếp chịu áp lực điều chỉnh, phần lớn đến từ ảnh hưởng nhóm ngân hàng sau nhiều tuần tăng giá mạnh. Chỉ số phục hồi tốt trở lại trong phiên cuối tuần.
Bước sang phiên giao dịch đầu tuần mới (29/1), sự khởi sắc đã tiếp tục diễn ra ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu dù nhóm ngân hàng tiếp tục có sự phân hóa. Điều này phần nào giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, do vẫn còn thiếu lực đỡ từ các cổ phiếu trụ cột đặc biệt là ngân hàng nên mức tăng của các chỉ số là khá khiêm tốn. Điểm tích cực là giao dịch trên thị trường có phần sôi động hơn các phiên trước đó.
Dù tăng điểm nhưng đa phần VN-Index chỉ biến động quanh mốc 1.180 điểm. Tuy nhiên, khi liên tục thử thách mốc 1.180 điểm thì lực cung đã có phần gia tăng, chính điều này khiến sự rung lắc quay trở lại. VN-Index ở phiên chiều chịu những áp lực rung lắc đáng kể và xóa sạch đi những gì đã làm được ở phiên sáng.
Nhóm cổ phiếu thép trong phiên hôm nay chịu áp lực mạnh và phần nào tạo ra sự bất ổn trong tâm lý nhà đầu tư. HSG giảm đến 3%, NKG giảm 2,6% còn HPG giảm 1,2%... Điểm đáng kể là thanh khoản của cả ba cổ phiếu đầu ngành thép này đều tăng mạnh so với các phiên trước đó. HSG mới công bố BCTC quý I của niên độ tài chính 2023/2024 (từ 10/2023 đến 12/2023) với lợi nhuận sau thuế đạt 103 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ ròng 680 tỷ đồng của cùng kỳ niên độ 2022/2023.
Tại nhóm ngân hàng, sắc đỏ đã chiếm ưu thế hơn và điều này cũng tạo ra áp lực không nhỏ đến thị trường chung. ACB trong phiên sáng có lúc tăng lên 26.500 đồng/cp nhưng kết phiên điều chỉnh giảm 1,3% so với giá tham chiếu về mức 25.950 đồng/cp. VCB cũng giảm 0,9%, BID giảm 0,5%, TCB giảm 0,4%... Hướng ngược lại, MBB tiếp tục trụ tốt khi tăng 0,7%. LPB dù ghi nhận mức tăng 0,9% lên 17.600 đồng/cp nhưng đã đu hẹp đáng kể so với mức cao nhất đạt được trong phiên là 18.000 đồng/cp.
Ngoài ra, khá nhiều cổ phiếu trong VN30 như VRE, MWG, VHM, VIC, MSN… giảm giá nên chỉ số VN30-Index kết phiên trong sắc đỏ. VRE giảm mạnh 1,9%, MWG giảm 0,7%, VHM giảm 0,5%.
![]() |
Loạt cổ phiếu nhà băng lớn điều chỉnh |
Tâm điểm của thị trường phiên hôm nay tập trung vào hai nhóm khu công nghiệp và phân bón. Tại nhóm khu công nghiệp. LHG được kéo lên mức giá trần. SNZ tăng 12,6%, GVR tăng 4,9%, DTD tăng 4%... Nhóm khu công nghiệp đang được hỗ trợ bởi thông tin kết quả kinh doanh. Theo đó, SNZ mới công bố BCTC quý IV/2023 với việc lợi nhuận ròng tăng đến 136% đạt trên 250 tỷ đồng. Lũy kế cả năm lợi nhuận ròng đạt mức 813 tỷ đồng, tăng 29% so với 2022 và cao thứ 2 lịch sử.
Tại nhóm phân bón, DDV ghi nhận mức tăng 4,8%, DCM tăng 4%, LAS tăng 3%...
Một cổ phiếu khác cũng gây chú ý đó là FRT, mã này trong phiên có lúc được kéo lên mức giá trần nhưng sau đó đóng cửa còn tăng 3,3%. FRT tăng giá bất chấp việc ra KQKD quý IV/2023 không mấy tích cực. Cụ thể, công ty báo lỗ trước thuế hợp nhất 97 tỷ quý IV/2023 trong khi cùng kỳ lãi gần 117 tỷ đồng. Đây là quý lỗ nặng thứ 2 kể từ khi doanh nghiệp này lên sàn tháng 4/2018, chỉ sau quý II/2023. Luỹ kế cả năm 2023, FRT lỗ trước thuế 294 tỷ đồng qua đó ghi nhận năm đầu tiên thua lỗ kể từ khi niêm yết.
Về tác động đến VN-Index, GVR là mã có tác động tích cực nhất với 1,03 điểm. GAS và CTG đóng góp lần lượt 0,79 điểm và 0,26 điểm. Chiều ngược lại, VCB lấy đi nhiều nhất của VN-Index với 1,1 điểm. HPG và BID lấy đi lần lượt 0,5 điểm và 0,35 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,02 điểm lên 1.175,69 điểm. Toàn sàn có 187 mã tăng, 283 mã giảm và 106 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,38 điểm (-0,17%) xuống 229,05 điểm. Toàn sàn có 86 mã tăng, 78 mã giảm và 75 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,11%) xuống 87,6 điểm.
Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch riêng sàn HoSE đạt 666,5 triệu cổ phiếu, trị giá 14.289 tỷ đồng, tăng 10,77% so với phiên hôm qua. Ở sàn HNX và UPCoM, giá trị giao dịch lần lượt 916 tỷ đồng và 748 tỷ đồng.
![]() |
Khối ngoại trở lại bán ròng trong phiên 29/1 |
Khối ngoại bán ròng khoảng 180 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã PC1 với 148 tỷ đồng. VNM và MSN bị bán ròng lần lượt 60 tỷ đồng và 34 tỷ đồng. Chiều ngược lại, STB được mua ròng mạnh nhất với 58 tỷ đồng. HSG và KBC được mua ròng lần lượt 41 tỷ đồng và 35 tỷ đồng.

-
Trả cổ tức cao khiến lượng tiền mặt của CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 suy giảm -
Vốn hoá Vingroup leo top 3, VN-Index tăng hơn 10 điểm sau 4 phiên giảm -
Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng -
Home Credit Việt Nam công bố báo cáo tài chính 2024 lãi 1.291 tỷ đồng -
VN-Index giảm gần 11 điểm trong phiên chốt NAV quý I/2025 -
Agriseco chốt trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 6% -
Góc nhìn TTCK tuần 31/3-4/4: Áp lực cơ cấu danh mục chờ kết quả kinh doanh quý I
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower