-
VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp, mất mốc 1.245 điểm -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng: Thị trường hưng phấn và áp lực trong trung hạn -
Kích thích thanh khoản cho thị trường chứng khoán -
Tuần đầu gỡ vướng pre-funding: Nhiều điểm sáng dù khối ngoại chưa dứt bán ròng -
Quỹ đầu tư tìm cách “ăn chắc, mặc bền” -
BAF lại sắp tăng vốn, thâu tóm loạt công ty chăn nuôi
Louis Holdings là một trong những doanh nghiệp tích cực tham gia hoạt động thâu tóm nửa đầu năm nay. |
Sóng M&A trỗi dậy, nhiều doanh nghiệp hồi sinh
Bất chấp Covid-19, làn sóng mua bán, sáp nhập vẫn diễn ra mạnh mẽ từ đầu năm đến nay, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn như Masan, VPBank, FPT Retail, Vĩnh Hoàn, Phát Đạt, Masterise Group, Becamex IDC, TTC Land…
Ở nhóm doanh nghiệp có giá trị vốn hóa nhỏ, nổi bật nhất là hoạt động thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp của nhóm Louis Holdings với sự thâu tóm của hàng loạt doanh nghiệp: CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư (BII), CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang (TGG); Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex; AGM), Sametel (SMT), Chứng khoán APG...
Theo đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), M&A là kênh đầu tư hiệu quả và cũng là cách thức để các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thực hiện tái cấu trúc nội bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh vừa đấu tranh đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, vừa phục hồi kinh tế như hiện nay. Theo dự báo của cơ quan này, giá trị M&A Việt Nam có thể đạt 7 tỷ USD năm 2022, tập trung vào ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp và nông nghiệp.
Trên thị trường chứng khoán, điểm chung dễ nhận thấy là sau khi rò rỉ thông tin về mua bán, sáp nhập, cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan đều dậy sóng. Thậm chí, có những cổ phiếu như TGG trong 30 phiên giao dịch thì có 26 phiên tăng trần, giá tăng từ 1.000 đồng/cổ phần đầu năm có thời điểm vọt lên gần 75.000 đồng/cổ phần (tức tăng hơn 70 lần).
Thực tế, hiện tượng cổ phiếu trà đá dậy sóng ăn theo “game” mua bán doanh nghiệp không phải là chuyện mới mà đã diễn ra trên thị trường chứng khoán nhiều năm nay. Nhà đầu tư luôn hưng phấn, săn tìm các doanh nghiệp đang có hoạt động thâu tóm với kỳ vọng doanh nghiệp sau khi được tái cấu trúc sẽ lột xác, cổ phiếu tăng giá.
Nửa đầu năm nay, Louis Holdings là cái tên được các nhà đầu tư chú ý nhất khi “chạm tay” doanh nghiệp nào là cổ phiếu doanh nghiệp đó tăng giá bằng lần.
Câu hỏi đặt ra là, các doanh nghiệp được Louis Holdings “chạm tay” có thực sự hồi sinh như kỳ vọng của nhà đầu tư? Liệu Louis Holdingscó ý định đầu tư lâu dài vào các doanh nghiệp vừa thâu tóm hay chỉ đơn thuần là cuộc chơi tài chính ngắn hạn?
Theo tìm hiểu của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, hiện nay, Louis Holdings vẫn giữ nguyên hoặc gia tăng tỷ lệ sở hữu với các doanh nghiệp đã thâu tóm thời gian qua, không có hoạt động thoái vốn như tin đồn. Riêng Công ty CP Louis Capital (TGG) có đăng ký bán 838.000 cổ phiếu AGM, song TGG là công ty đầu tư tài chính nên hoạt động cơ cấu danh mục để tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông là bình thường. Hiện tại, Louis Holdings và các cá nhân có liên quan vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu tại AGM. Việc BII thoái vốn ở một số công ty con làm ăn kém hiệu quả chỉ là động thái cắt bỏ mảng yếu kém.
Báo cáo tài chính cho thấy, trên thực tế, các doanh nghiệp được Louis Holdings rót vốn mua cổ phần đều có sự lột xác đáng kể. Cụ thể, AGM chỉ sau 1 tháng "về một nhà" với Louis Holdings đã có mặt trong Top 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam. Louis Land (Bảo Thư trước đây) từ kinh doanh thua lỗ, sau khi được Louis Holdings cơ cấu lại đã hoạt động kinh doanh có lãi, tính đến thời điểm 30/6/2021 vừa qua ghi nhận lãi 43,9 tỷ đồng. Tương tự, Louis Capital (TGG) cũng từ thua lỗ đã ghi nhận lãi 42,6 tỷ vào thời điểm cuối quý 2 vừa qua.
Mặc dù có rất nhiều tin đồn liên quan đến cổ phiếu, song không thể phủ nhận, Louis Holdings đã minh chứng cho sự tích cực của hoạt động M&A trên sàn chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp sau thời gian dài chìm vào thua lỗ, nhờ được bơm dòng tiền mới từ Louis Holdings đã hồi sinh, chuyển lỗ thành lãi.
Không đầu tư dựa theo tin đồn
Sự hồi sinh của nhiều doanh nghiệp sau khi được cổ đông mới bơm tiền là có thật, song trên thị trường, dòng tiền đầu cơ tham gia quá mạnh đã khiến diễn biến giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đang chạy quá nhanh so với tốc độ hồi phục của doanh nghiệp.
Hiện tượng đua mua cổ phiếu ăn theo các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp giúp nhiều nhà đầu tư thắng lớn. Tuy vậy, không ít nhà đầu tư cũng trắng tay vì lao vào đúng đỉnh, sau đó lại đổ xô bán tháo bằng mọi giá vì nghe theo tin đồn.
Mặc dù cho rằng, giá cổ phiếu TGG, BII… tăng giá đã phản ánh trung thực triển vọng doanh nghiệp, quyết tâm cải tổ của Louis Holdings… song trao đổi với Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Ngô Thục Vũ, Phó tổng Giám đốc Louis Holdings cho rằng, hiện tượng nhà đầu tư chạy theo trào lưu và thông tin chưa kiểm chứng thay vì tự trang bị kiến thức về kinh tế, thị trường, xem xét cẩn trọng các giá trị nội tại của doanh nghiệp là hiện tượng đáng buồn.
“Những nhà đầu tư theo phong cách này không phải là những đối tượng Louis Holding hướng tới. Về phần Louis Holding, thời gian tới, bên cạnh việc tập trung phát triển và tạo dựng giá trị cốt lõi cho các doanh nghiệp trong hệ sinh thái, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc cung cấp những thông tin chính thống về hoạt động kinh doanh và tăng cường các kênh quan hệ cổ đông để cổ đông có thể kiểm tra cũng như tư vấn góp ý cho Louis Holding phát triển bền vững và thể hiện đúng giá trị hiện có của Tập đoàn”, ông Vũ khẳng định.
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường chứng khoán hiện nay là môi trường đầu tư minh bạch nhất. Doanh nghiệp niêm yết ngoài công khai thông tin còn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của nhiều cơ quan quản lý. Tuy vậy, để lựa chọn mã cổ phiếu, nhà đầu tư cần phải tự trang bị cho mình kiến thức về thị trường chứng khoán cũng như những kiến thức về tài chính doanh nghiệp phù hợp với định hướng đầu tư.
Riêng với nhóm doanh nghiệp tham gia M&A trên thị trường, nhà đầu tư phải theo dõi sát sao động thái tái cấu trúc doanh nghiệp của nhóm cổ đông mới. Nếu doanh nghiệp thực sự lột xác sau khi thay máu cổ đông, kỳ vọng của nhà đầu tư là có cơ sở. Tuy vậy, ngay cả khi doanh nghiệp lột xác, việc tái cấu trúc cũng cần có thời gian, vì vậy, cổ phiếu tăng quá sốc trong thời gian ngắn sẽ tiềm ẩn rủi ro.
Trong bối cảnh thông tin bùng nổ như hiện nay, nhà đầu tư ngoài trang bị kiến thức còn phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng, bình tĩnh kiểm chứng nguồn tin, thận trọng với quyết định của mình, không vội vã “xuống tiền” vì chạy theo trào lưu, dựa trên tin đồn hoặc sự lôi kéo của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
-
Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường -
Cơ hội nào cho cổ phiếu ngân hàng? -
Tuần đầu gỡ vướng pre-funding: Nhiều điểm sáng dù khối ngoại chưa dứt bán ròng -
Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240 - 1.250 điểm -
Quỹ đầu tư tìm cách “ăn chắc, mặc bền” -
BAF lại sắp tăng vốn, thâu tóm loạt công ty chăn nuôi -
Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”