
-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92%
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành
-
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF -
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025
Sau phiên hồi phục đầu tuần, giao dịch ngày 29/10 diễn ra có phần tích cực hơn khi sắc xanh chiếm trọn gần như toàn bộ thời gian giao dịch trên cả ba sàn, dù dòng tiền vẫn yếu. Tâm lý nhà đầu tư vẫn tỏ ra lo ngại khi thị trường tăng điểm nhưng thanh khoản không đi kèm. Điểm tích cực trong phiên hôm nay là VN-Index duy trì sắc xanh xuyên suốt thời gian giao dịch.
Đáng chú ý, cổ phiếu VIB có giao dịch thỏa thuận lên đến 300,1 triệu cổ phiếu và hầu hết ở giá 18.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị thỏa thuận lên đến 5.400 tỷ đồng. Toàn bộ số cổ phiếu trên được khối ngoại bán ra. Trước giao dịch này, VIB có cổ đông lớn nhất là khối ngoại Commonwealth Bank of Australia (CBA) đang nắm giữ hơn 440 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 14,78% vốn của VIB). Trước đó, chỉ trong hai phiên giao dịch 24 và 26/9, cổ đông ngoại CBA đã thực hiện giảm lượng lớn tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại VIB, xuống dưới 15%. Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường hồi giữa tháng 6, ngân hàng VIB đã được thông qua đề xuất giảm room ngoại từ 20,5% xuống 4,99% kể từ ngày 1/7. Điều này đồng nghĩa với việc CBA chỉ được phép bán ra cổ phần cho nhà đầu tư trong nước, không kể trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.
Giao dịch thoả thuận chỉ riêng ở cổ phiếu VIB cũng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại có một phiên bán ròng mạnh với tổng giá trị 5.242 tỷ đồng. Chuỗi bán ròng của khối ngoại trên ba sàn đã kéo dài từ 11/10 đến nay. Thực tế, nếu loại bỏ giao dịch thoả thuận trên, dòng tiền ngoại đã tập trung giải ngân khá nhiều vào cổ phiếu VPB (275,6 tỷ đồng) và GMD (171,6 tỷ đồng) hay EIB (64 tỷ đồng), MWG (54 tỷ đồng)…. Ở chiều bán ra, cổ phiếu Vinhomes bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, thu về gần 94 tỷ đồng.
Sau khi biến động lình xình ở phần lớn thời gian của phiên giao dịch, VIB bật tăng mạnh vào cuối phiên và đóng cửa ở mức 18.750 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 2,74%. Cổ phiếu này nhờ đó cũng lọt vào top 5 cổ tức đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho VN-Index.
Các cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index trong phiên 29/10 lần lượt là HVN, HPG, HDB, GVR và VIB. Cổ phiếu của Vietnam Airlines tăng kịch biên độ lên 22.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, bốn cổ phiếu bất động sản VHM, PDR, VIC và DXG là “tội đồ” kéo VN-Index đi xuống.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng hơn 7 điểm (0,56%) lên 1.261,78 điểm. HNX-Index tăng 0,96 điểm lên 225,56 điểm. UPCoM-Index tăng 0,18 điểm lên 92,32 điểm. Trên ba sàn, có 477 mã tăng, 258 mã giảm và 873 mã đứng giá.

-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92%
-
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành -
Loạt trụ cột nhóm VN30 tăng mạnh, FPT hồi phục trở lại sau phiên bán tháo -
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF -
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán -
ĐHĐCĐ Khải Hoàn Land: Năm 2025 là “năm bản lề” đón chu kỳ tăng trưởng mới -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index giảm gần 14 điểm
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu