
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
Bất chấp thị trường điều chỉnh mạnh phiên thứ 3 liên tiếp, cổ phiếu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) tiếp tục duy trì trạng thái hưng phấn. Cụ thể, HVN tăng 6,67% lên 16.000 đồng trong phiên giao dịch cuối tuần, qua đó nối dài mạch tăng hai phiên liên tục để xác lập vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 9/2022 đến nay. Nhìn chung cả tuần này, cổ phiếu Vietnam Airlines chỉ ghi nhận một phiên giảm, còn lại đều tăng tích cực nên tích luỹ 18,5% so với cuối tuần trước.
Đà tăng của HVN giúp cổ phiếu này dẫn đầu nhóm những mã tác động tích cực nhất đến VN-Index trong tuần qua. Với hơn 2,21 tỷ cổ phiếu đang niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM, vốn hoá thị trường của Vietnam Airlines vào khoảng 35.440 tỷ đồng.
Không chỉ biến động mạnh về thị giá, dòng tiền đổ vào cổ phiếu Vietnam Airlines cũng cải thiện đáng kể. Cụ thể, trong phiên 5/4, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4,64 triệu đơn vị, gấp đôi so với phiên trước đó và là mức cao nhất trong 9 tháng trở lại đây. Khối lượng sang tay thành công trong phiên này tương đương 73 tỷ đồng.
![]() |
Đồ thị giá và thanh khoản cổ phiếu HVN. |
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu hơn 92.230 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước. Đây cũng là con số doanh thu cao thứ 3 trong lịch sử hoạt động của công ty, chỉ thấp hơn giai đoạn 2018 – 2019 khi Covid-19 chưa bùng phát. Công ty báo lỗ sau thuế 5.631 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức hơn 11.220 tỷ đồng của năm trước. Hiện công ty đang lỗ lũy kế khoảng 41.000 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu hơn 17.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu HVN cũng đang nằm trong diện kiểm soát và hạn chế giao dịch khi chỉ được giao dịch trong phiên chiều. Cổ phiếu này cũng đối diện nguy cơ bị huỷ niêm yết bắt buộc vì vi phạm điều kiện kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục, lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ thực góp và vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất.
Trong giải trình về lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu bị kiểm soát, ban lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết đã hoàn thành đề án cơ cấu lại Tổng công ty giai đoạn 2021-2025 và báo cáo cổ đông cũng như cấp thẩm quyền có xem xét.
Theo đề án, trong 2024-2025, Vietnam Airlines sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu. Công ty cũng dự kiến thị trường hàng không nội địa và quốc tế sẽ hồi phục tích cực nên hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có kết quả tích cực hơn trong giai đoạn này.
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu