Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 19 tháng 01 năm 2025,
Live
Cổ phiếu “vua” bứt phá trước làn sóng lên sàn
Thùy Vinh - 27/12/2020 14:28
 
Giá cổ phiếu ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua và dự báo chưa chấm dứt chuỗi đi lên khi làn sóng niêm yết, chuyển sàn, lên UPCoM đang được các ngân hàng đẩy mạnh.
.
Cổ phiếu ngân hàng được đánh giá còn nhiều triển vọng để bứt phá trong thời gian tới.

Giá cổ phiếu liên tục tăng

Mã VCB của Vietcombank là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong nhóm ngành ngân hàng thời gian gần đây, bình quân tăng khoảng 5-6%/tuần và đang giao dịch quanh ngưỡng 97.500 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm, giá cổ phiếu này tăng gần 60% so với đầu năm 2019. Với kết quả kinh doanh tích cực của Vietcombank, nhiều chuyên gia dự báo, đà tăng giá của VCB chưa dừng lại.

Trong khi đó, năm 2020, giá cổ phiếu MBB của MBBank tăng 30%, từ mức 17.500 đồng/cổ phiếu lên trên 22.900 đồng/cổ phiếu.

Giá các cổ phiếu BID của BIDV, ACB, TCB của Techcombank cùng tăng 20%.

Đáng chú ý là hiện tượng tăng giá và giao dịch “khủng” đối với một số mã cổ phiếu ngân hàng lên sàn trong thời gian gần đây. Chẳng hạn, mã MSB chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) ngày 23/12, giá tăng hơn 17% trong phiên chào sàn.

Cổ phiếu ACB đã tăng 8% trong ngày đầu chào sàn 9/12 vừa qua và tiếp tục đi lên khi đóng phiên giao dịch ngày 23/12 ở mức 28.100 đồng/cổ phiếu. Thị giá ACB đã tăng 50% so với đầu năm và 93% so với đáy cuối tháng 3/2020.

Khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu ACB nhiều thời điểm tăng kỷ lục. Đầu tháng 10/2020, mã này từng có phiên khớp lệnh kỷ lục hơn 23,2 triệu cổ phiếu. Hai phiên khác đạt khối lượng giao dịch khớp lệnh hơn 20 triệu cổ phiếu và gần 19,4 triệu cổ phiếu vào giữa tháng 10 và cuối tháng 8/2020.

Không chỉ ACB, MSB, VIB, LPB (LienVietPostBank), mà cổ phiếu NAB của Nam A Bank cũng chuyển giao dịch từ UpCom sang HoSE. Trong khi đó, HoSE đã nhận hồ sơ niêm yết của SeABank, OCB. Còn BacA Bank chuyển từ UPCoM niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Các chuyên gia SSI Research đánh giá, các thông tin về việc chuyển sàn từ UPCoM và HNX sang HoSE giúp giá cổ phiếu nhiều ngân hàng tăng trưởng vượt bậc từ đầu năm 2020 đến nay. Việc niêm yết trên HoSE có thể mang lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng, trong đó cơ hội tăng vốn là yếu tố nổi bật nhất.

Triển vọng bứt phá

Nhà đầu tư quan tâm tới ACB khi lợi nhuận 11 tháng đầu năm 2020 của Ngân hàng ghi nhận 8.723 tỷ đồng trước thuế. Không những vậy, ACB kỳ vọng lợi nhuận sẽ tích cực hơn trong năm 2021 khi hợp đồng hợp tác độc quyền với bảo hiểm Sun Life Việt Nam triển khai vào đầu năm tới.

Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa có báo cáo đánh giá ảnh hưởng của thương vụ hợp tác phân phối bảo hiểm Sun Life Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh của ACB. Theo đó, khoản phí trả trước (upfront fee) mà ACB nhận được từ thương vụ là 370 triệu USD (8.500 tỷ đồng), cao hơn nhiều so với ước tính trước đó của đơn vị này (ít nhất 90 triệu USD).

VinaCapital kỳ vọng ACB có thể lọt vào rổ VN30. Tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng trong VN-Index theo đó sẽ được nâng từ 26% lên hơn 28%. VinaCapital dự báo, đà hồi phục sẽ tiếp diễn ở khối ngân hàng và các doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu vào đầu năm 2021.

Ngoài ACB, thì Sacombank, VIB, LienVietPostBank cũng đã sớm hoàn thành và vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm 2020. Cụ thể, Sacombank đạt 2.573 tỷ đồng sau 10 tháng đầu năm; VIB đạt 4.560 tỷ đồng trước thuế sau 10 tháng - chính thức hoàn thành 100% chỉ tiêu đưa ra, vượt mức lợi nhuận đạt được của cả năm 2019 là 4.080 tỷ đồng. Thậm chí, sau 9 tháng đầu năm, LienVietPostBank đạt lợi nhuận trước thuế 1.741 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt chỉ tiêu đề ra cho cả năm... Các mã cổ phiếu của những ngân hàng này đều đã có sự tăng giá trong thời gian qua.

Đáng chú ý, trước triển vọng của ngành trong năm 2021 khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế hồi phục, Bộ phận Nghiên cứu chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương của JP Morgan vừa công bố báo cáo riêng về lĩnh vực ngân hàng Việt Nam với đánh giá tích cực về một số cổ phiếu ngân hàng trong danh mục gồm VCB, TCB, ACB và đánh giá trung lập với VPB.

Cổ phiếu ngân hàng được đánh giá còn nhiều triển vọng để bứt phá trong thời gian tới. Tuy nhiên, nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết đang có xu hướng tăng. Theo báo cáo chiến lược tháng 11/2020 của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nợ xấu tại 17 ngân hàng thương mại niêm yết tính đến hết quý III/2020 ở mức hơn 97.280 tỷ đồng, tăng 31% so với cuối năm 2019 và tỷ lệ nợ xấu tương đương 1,8% tổng tài sản.

Theo quy định, kể từ ngày 1/1/2021 (thời điểm Luật Chứng khoán có hiệu lực), phải sau 2 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống UPCoM, công ty đại chúng mới được nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chính thức. Vì thế, ngân hàng đang chạy đua chuyển từ sàn UPCoM niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE, HNX trước khi năm 2020 kết thúc.

Chính làn sóng chạy đua lên sàn trước khi năm tài chính kết thúc đã tác động tích cực lên cổ phiếu ngân hàng và thị trường kỳ vọng cổ phiếu này sẽ lấy lại vị thế cổ phiếu “vua” trước đây.
.tb_button {padding:1px;cursor:pointer;border-right: 1px solid #8b8b8b;border-left: 1px solid #FFF;border-bottom: 1px solid #fff;}.tb_button.hover {borer:2px outset #def; background-color: #f8f8f8 !important;}.ws_toolbar {z-index:100000} .ws_toolbar .ws_tb_btn {cursor:pointer;border:1px solid #555;padding:3px} .tb_highlight{background-color:yellow} .tb_hide {visibility:hidden} .ws_toolbar img {padding:2px;margin:0px}
Cổ phiếu ngân hàng trước làn sóng niêm yết, chuyển sàn
Giá cổ phiếu ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua và dự báo chưa chấm dứt chuỗi đi lên cho đến hết năm 2020, nhất là khi có làn sóng nhà băng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư