-
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ -
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng -
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường
Trái ngược với các nhà băng lớn, với các nhà băng quy mô nhỏ và vừa, nợ xấu vẫn là mối đe dọa, thì giá cổ phiếu sẽ khó có thể tăng |
Nhiều thông tin hỗ trợ
Hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng đang chuyển dần sang gam màu sáng khi tín dụng cải thiện, quá trình xử lý nợ xấu được đẩy lên kể từ khi có Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; lợi nhuận của nhiều ngân hàng đã trở lại mốc ngàn tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận của các nhà băng trong 9 tháng đầu năm nay tăng khoảng 40%, trong đó, không ít nhà băng đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm.
Cùng với đó, làn sóng lên sàn của khối ngân hàng đang được hối thúc. Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội khóa XIV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, để giúp người dân có thể biết về sức khỏe của các ngân hàng, thời gian tới, NHNN sẽ yêu cầu các tổ chức tín dụng niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán, công bố báo cáo tài chính định kỳ, có kiểm toán..
Trong 2 năm qua, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhiều lần có công văn nhắc nhở các nhà băng về chủ trương và lộ trình bắt buộc tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần phải lên sàn UPCoM hoặc niêm yết trên sàn chứng khoán chính thức (HNX, HOSE). Tuy nhiên, mới có một số ngân hàng đưa cổ phiếu giao dịch trên UPCoM và niêm yết.
Trong số đó, các ngân hàng Kienlongbank, VIB, LienVietPostBank đã đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Ngân hàng VPBank đã niêm yết trên sàn chứng chính thức trong quý III/2017. HDBank, Techcombank, OCB đang có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán chính thức. Cùng với đó, một số nhà băng cho biết, họ đang chuẩn bị bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại. Những động thái này đã đẩy giá cổ phiếu của các nhà băng trên tăng đáng kể trong thời gian gần đây.
Có trở lại ngai vàng?
Tín dụng cải thiện, nợ xấu dần đẩy lùi và đẩy nhanh tiến độ xử lý kể từ khi có Nghị quyết 42/2017/QH14, làn sóng đưa cổ phiếu giao dịch trên sàn UPCoM và sàn chính thức của một số ngân hàng đã phần nào tác động tích cực lên giá cổ phiếu trong ngành. Tuy nhiên, các nhà phân tích chứng khoán cho biết, không phải mã cổ phiếu nào lên sàn cũng tăng giá. Theo đó, chỉ những ngân hàng “ăn nên, làm ra” và “sạch” về nợ xấu, thì giá cổ phiếu mới được kỳ vọng tăng và được nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, “săn”, như các mã VCB, MB, ACB, VPBank…
Theo tin từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), mới đây, VSD đã hoàn tất việc chuyển nhượng hơn 24,66 triệu cổ phiếu VPB (của VPBank) giữa các quỹ ngoại. Cụ thể, Quỹ Composite Capital Master Fund LP đã nhận chuyển nhượng trên 24 triệu cổ phiếu VPB từ 10 quỹ ngoại khác. Trong đó, Deutsche Bank AG London chuyển nhượng hơn 8,2 triệu cổ phiếu, Pyn Elite Fund (Non Ucits) chuyển nhượng gần 6,96 triệu cổ phiếu…
Ngoài ra, Vietnam Holding Limited cũng nhận chuyển nhượng 500.000 cổ phiếu VPB từ tay Albizia ASEAN Tenggara Fund.
Ngân hàng Techcombank đã chính thức chốt room ngoại về 0% sau khi Tập đoàn HSBC thoái hết vốn tại nhà băng này. Trong khi đó, Phó chủ tịch HĐQT HDBank, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, cho biết, trong năm nay, HDBank dự kiến bán 20% cổ phần cho nhà đầu tư ngoại và thu về 300 triệu USD trước khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HOSE vào đầu năm 2018.
Thế nhưng, trên thực tế, các thông tin trên chỉ tác động tích cực lên một vài mã cổ phiếu ngân hàng, trong đó có cả ngân hàng niêm yết lẫn chưa lên sàn. Còn lại, với những nhà băng đang hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ, thì dù đang niêm yết trên sàn cũng khó tăng, do ảnh hưởng bởi những thông tin thiếu tích cực thời gian qua (nợ xấu cao, chuyển giao quyền lực và buộc tái cơ cấu).
Đơn cử, tại Eximbank, theo báo cáo tài chính quý III/2017, Eximbank ghi nhận 59 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước. Vì thế, giá cổ phiếu EIB niêm yết trên sàn HOSE vẫn quanh mức 12.000 đồng/cổ phiếu và HOSE tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối với ngân hàng này do lỗ lũy kế tại thời điểm 30/7/2017 là -166,57 tỷ đồng.
TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc Khối Nghiên cứu của Tập đoàn Dragon Capital nhận định, một số cổ phiếu ngân hàng đã niêm yết sẽ tăng trưởng tích cực, nhất là ngân hàng quy mô lớn và đã xử lý sạch nợ xấu. Ngược lại, với các nhà băng quy mô nhỏ và vừa, nợ xấu vẫn là mối đe dọa, thì giá cổ phiếu sẽ khó có thể tăng.
-
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA -
M&A ngân hàng chờ thương vụ “bom tấn” -
Nhà băng sẽ bơm lượng vốn lớn vào nền kinh tế -
LPBank gia nhập "câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng" -
Nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận tỷ USD -
Nhiều doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024