-
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành
Đó là thực trạng tại 9 cơ quan, đơn vị ở Hà Nội, Đà Nẵng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai và TP.HCM mà các cơ quan chức năng đã phát hiện sau khi kiểm tra việc sử dụng hàng hóa, vật tư trong một số gói thầu cung cấp máy phát điện công nghiệp.
Biện giải cho việc không sử dụng hàng trong nước, các chủ đầu tư dự án nói trên đã đưa ra hai lý do rất kinh điển. Đó là “không nắm được thông tin về máy phát điện sản xuất trong nước” và “lo ngại chất lượng sản phẩm nội”.
Nhiều yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra trong hồ sơ mời thầu đã cố tình “dìm” hàng hóa sản xuất trong nước một cách có tính toán |
Cách lý giải trên rất thiếu thuyết phục, bởi hầu hết hàng hóa, vật tư sản xuất trong nước tham gia đấu thầu đều được công nhận và được đưa vào Danh mục Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được. Cách lý giải trên khiến các cơ quản lý nhà nước, đặc biệt là các nhà thầu trong nước nghi vấn rằng, phải chăng chủ đầu tư đã vì món lợi lớn nào đó nên nhất loạt đưa ra rào cản ngay từ bước đầu tiên với hồ sơ yêu cầu và hồ sơ mời thầu. Những yêu cầu đó quá cụ thể, thậm chí tới mức oái oăm về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, hoàn toàn gây bất lợi cho hàng sản xuất trong nước.
Nếu không sử dụng những quy định cụ thể nguồn gốc, xuất xứ, một số chủ đầu tư lại tạo lợi thế cho hàng nhập bằng việc đưa ra điểm ưu tiên, với khoảng cách cách biệt so với hàng sản xuất trong nước. Vô hình trung, các yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra khiến nhiều người cho là họ đã cố tình “dìm” hàng hóa sản xuất trong nước một cách có tính toán, cố tình “quên” Danh mục Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.
Có lẽ mối lợi đó phải đủ lớn mới có thể khiến các chủ đầu tư từ chỗ tự ý dựng nên các hàng rào đối với hàng sản xuất trong nước, tới chỗ phớt lờ các yêu cầu sớm khắc phục sai sót mà cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu đưa ra?
Cần phải nhắc lại rằng, trong số 9 chủ đầu tư có sai sót, chỉ duy nhất 1 chủ đầu tư (là CTCP Chỉ sợi cao su V.R.G SA) có báo cáo kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Sau gần 7 tháng, các đơn vị còn lại, trong đó có Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai, vẫn chưa có báo cáo về việc khắc phục những sai phạm mà cơ quan quản lý nhà nước đã chỉ ra
Thực tế đó cho thấy, cần một chế tài đủ mạnh với các chủ đầu tư không nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về đấu thầu. Cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là Bộ Tài chính cững cần phải rà soát lại các chính sách liên quan đến việc nhập khẩu máy móc nguyên chiếc và nhập khẩu linh kiện theo hướng tạo thuận lợi cho thúc đẩy sản xuất, lắp ráp trong nước.
Để loại bỏ hoàn toàn lý do “không nắm được thông tin về các chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước” mà một số chủ đầu tư dự án đưa ra, Bộ Công thương cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời cập nhật Danh mục Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất đượcvào các thông tư, nghị định, đồng thời công khai rộng rãi các danh mục này. Việc cập nhật và công khai rộng rãi danh mục nêu trên sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng chủ đầu tư dự án cố tình đưa thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài vào gói thầu dùng vốn ngân sách trong khi nhiều thiết bị trong nước sản xuất được có thể đáp ứng tốt yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật.
Ở góc độ khác, cần tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước các gói thầu mua sắm hàng hóa, không quy định quá cụ thể xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu, không đưa yêu cầu hàng hóa phải nhập khẩu nguyên chiếc. Như vậy, mới có thể tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất, cung ứng trong nước có cơ hội tham gia dự án sử dụng vốn nhà nước, đồng thời nâng cao ý thức “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tuân thủ Chỉ thị số 494/CT-TTg, ngày 20/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách.
-
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm -
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình
-
1 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
2 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
3 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
4 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực -
5 Gia tăng lượng bất động sản tồn kho khu vực phía Nam
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi