
-
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce
-
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng
-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025
![]() |
Chủ tịch của CBA, bà Catherine Livingstone thừa nhận các bê bối liên quan đến CBA trong thời gian qua đã làm suy giảm lòng tin của người dân đối với ngân hàng này. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Khoản tiền trên nhằm giải quyết những khiếu nại liên quan đến việc ngân hàng này vi phạm các luật tài chính về chống khủng bố và chống rửa tiền.
Ông Matt Comyn, Giám đốc điều hành CBA phát biểu nói: "Chúng tôi hoàn toàn nhận thức được tính nghiêm trọng của những sai phạm đã gây ra. Thay mặt CBA, tôi xin lỗi vì đã để cổ đông và khách hàng phải thất vọng".
Trước đó, vào giữa năm 2017, Cơ quan Tình báo tài chính Australia (AUSTRAC) đã cáo buộc CBA đã có hơn 53.000 lần vi phạm "nghiêm trọng và có hệ thống" các luật về chống rửa tiền và ngăn chặn tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố của nước này.
Những cáo buộc đối với CBA được AUSTRAC đưa ra sau một cuộc điều tra về việc ngân hàng này cho phép các máy rút tiền tự động ATM chấp nhận các giao dịch lên đến 20.000 đô Australia (khoảng 15.000 USD). Theo AUSTRAC, từ giữa năm 2015, CBA có thể đã "vô tình tiếp tay cho các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố".
Vào tháng 12/2017, CBA đã thừa nhận hơn 50.000 giao dịch vi phạm có "liên quan đến lỗi hệ thống" đối với những khoản tiền trên 10.000 đô Australia, tổng số tiền những lần giao dịch này lên tới 625 triệu đô Australia. CBA cũng đưa ra thông báo sẽ có biện pháp để ngăn ngừa các sai sót tương tự.
Ngày 7/2/2018, CBA đã thông báo dành riêng khoản tiền 375 triệu đô Australia (khoảng 296 triệu USD) để chi trả những khoản tiền phạt sắp tới có thể phải nhận từ vụ bê bối rửa tiền mà ngân hàng này đang vướng phải. CBA cũng đã dự phòng khoảng 200 triệu đô Australia (khoảng 170 triệu USD) để chi trả cho một loạt chi phí bồi thường và đền bù mà ngân hàng có thể phải đối mặt từ Chính phủ Australia.
Tuy nhiên, số tiền phạt 700 triệu đô Australia nếu được thông qua sẽ cao hơn nhiều so với dự tính của CBA và là khoản phạt lớn nhất mà một ngân hàng của Australia phải nhận từ trước đến nay.
Ngoài CBA, 3 ngân hàng lớn khác của Australia, bao gồm ANZ, Westpac và Ngân hàng Quốc gia Australia (NAB) cũng bị ASIC theo dõi sát sao sau những cáo buộc thao túng tỷ giá hối đoái.
ANZ và NAB đã giải quyết xong các vụ kiện do chấp nhận bồi thường trước khi các phiên tòa được mở tháng 10/2017. Trong khi, vụ kiện Westpac vẫn đang diễn ra.

-
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025 -
Nam A Bank cho vay chuỗi cung ứng thủy sản lãi suất chỉ từ 3,25%/năm -
Agribank công bố báo cáo tài chính: Giữ vững thị phần top đầu, nợ xấu giảm, bao phủ nợ xấu tăng -
Vietbank sẽ chuyển sàn niêm yết trong năm 2025-2026 -
Vàng quốc tế giảm nhiệt sau lập đỉnh lịch sử, giá SJC vẫn neo 102 triệu đồng -
Chờ thương vụ M&A tỷ USD đình đám trong mùa đại hội đồng cổ đông
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng