
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
![]() |
Gọi vốn là quy trình mất nhiều thời gian, thường kéo dài nhiều tháng, thậm chí cả năm, với hàng loạt cuộc gặp, trình bày, đàm phán với nhà đầu tư. Nhiều nhà sáng lập gần như dành toàn bộ quỹ thời gian quý báu cho các công việc liên quan đến gọi vốn, thay vì trực tiếp nhận phản hồi từ người dùng hay tìm kiếm khách hàng mới. Kết quả là sản phẩm thiếu sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường, dẫn đến “chệch hướng” trong giai đoạn quyết định.
Không chỉ vậy, việc gọi được quá nhiều vốn ngay từ đầu dễ khiến start-up rơi vào trạng thái tiêu tiền thiếu kiểm soát. Khi sản phẩm chưa chứng minh được mức độ phù hợp với thị trường, nguồn tiền dồi dào tạo cảm giác “an toàn giả”, khiến start-up dễ sa vào mô hình tăng trưởng bằng cách “đốt tiền”. Vòng lặp “chi tiêu - mở rộng - thiếu hiệu quả” lặp đi, lặp lại, khiến doanh nghiệp kiệt quệ trước khi có cơ hội phát triển thực chất.
Ngoài ra, tâm lý “đủ đầy” cũng làm giảm động lực sáng tạo, nỗ lực của đội ngũ sáng lập và nhân viên. Khi chưa có nhiều tiền, start-up buộc phải tư duy khác biệt, tối ưu chi phí. Nhưng khi có sẵn ngân sách lớn, nhiều start-up có xu hướng làm sản phẩm dựa vào sức mạnh của tiền hơn là chú trọng giá trị thực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cốt lõi và sự trưởng thành của doanh nghiệp.
Đặc biệt, gọi vốn sớm cũng đồng nghĩa với việc nhà sáng lập phải bán đi một phần quyền sở hữu, khi định giá công ty còn thấp. Càng gọi vốn nhiều, càng dễ bị pha loãng cổ phần và mất dần quyền kiểm soát chiến lược.
Trường hợp điển hình có thể kể đến là Clinkle - một start-up thanh toán di động nổi tiếng tại Mỹ. Năm 2013, Clinkle gọi được 25 triệu USD ngay vòng hạt giống. Nhưng do sản phẩm chưa hoàn thiện, đội ngũ thường xuyên thay đổi chiến lược và thiếu định hướng, Clinkle nhanh chóng thất bại dù có trong tay khoản vốn khổng lồ.
Tại Việt Nam, WeFit (start-up kết nối các phòng gym, tiệm spa với người dùng) là ví dụ điển hình. Chỉ qua 2 vòng gọi vốn đầu tiên, WeFit gọi được hơn 1 triệu USD. Với tham vọng mở rộng nhanh, WeFit mạnh tay dùng vốn đầu tư để chi cho marketing, phát triển sản phẩm và tuyển dụng.
Tuy nhiên, mô hình kinh doanh chưa kịp chứng minh được sự bền vững, chi phí vận hành cao, cộng với sai lầm trong quản trị khiến dòng tiền âm kéo dài. Cuối cùng, WeFit phải tuyên bố phá sản vào giữa năm 2020.
Thay vì lao vào cuộc đua gọi vốn sớm, nhiều chuyên gia khuyên start-up nên ưu tiên tập trung vào khách hàng, cải tiến sản phẩm và tìm được sự phù hợp với thị trường. Khi đã có nền tảng đủ vững, gọi vốn để tăng trưởng sẽ là bước đi an toàn hơn, thậm chí không cần gọi vốn, start-up vẫn đủ sức tự phát triển bền vững.
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số