Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
“Cơn say” tạm “nguội”, giá vàng giảm 1,4 triệu đồng/lượng
Thanh Thủy - 25/02/2020 09:23
 
Giá vàng thế giới đêm qua đã lao dốc sau khi đạt đỉnh 1.688 USD/oz, đánh mất những gì đạt được ngày đầu tuần. Trong một thông điệp phát đi chiều tối qua, đại diện NHNN khẳng định hiện có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng trong nước khi cần thiết.
Vàng miếng SJC rơi nhanh khỏi đỉnh 49,2 triệu đồng
Vàng miếng SJC rơi nhanh khỏi đỉnh 49,2 triệu đồng

“Cơn say” của thị trường vàng tạm “nguội” lại khi giá vàng thế giới lên đỉnh 1.688 USD/oz. Chỉ trong một ngày, vàng thế giới lên giá rồi trở mốc 1.650 USD/oz, giảm 30 USD/oz từ đỉnh và vẫn đang giao dịch lình xình ở mặt bằng cao này. So với thời điểm đầu năm, hiện giá vàng đã tăng 120 USD/oz (+7,85%).  

Trong khi vàng thế giới còn cách đỉnh cũ một khoảng khá xa, vàng trong nước đã vượt đỉnh mọi thời đại hôm qua khi giá vàng miếng SJC ở Tập đoàn Doji được nâng lên 49,2 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Đến 9h sáng, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn (SJC), giá vàng  giảm ngay 1,4 triệu đồng/lượng, xuống còn 47,8 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Tập đoàn Phú Quý lập tức giảm ngay  còn 47,7 triệu đồng/lượng. Mỗi lượng vàng bán ra ở Doji cũng về mức 47,6 triệu đồng.  

Chênh lệch giá mua và bán mỗi lượng đã nới rộng lên hơn 1 triệu đồng/lượng từ hôm qua và vẫn duy trì trong sáng nay. Trong đó, mức chênh tại SJC là 1,3 triệu đồng/lượng, Phú Quý và Doji đều 1 triệu đồng/lượng. Giá mua vào hiện phổ biến trong khoảng 46,5 - 46,6 triệu đồng/lượng. Các hãng vàng thường chỉ kéo rộng mức chênh này khi thị trường ghi nhận những biến động bất thường.

Thời điểm đầu tháng 10/2012 khi vàng thiết lập mức đỉnh lịch sử, mức chênh lệch này thậm chí thấp hơn. Như phiên giao dịch ngày 5/10 năm này, giá vàng đóng cửa ở mức 47,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,28 triệu đồng/lượng (bán ra) sau khi có thời điểm lên 49 triệu đồng trong ngày.

Trong khi động lực tăng giai đoạn 2010-2012 xuất phát từ việc Mỹ tiếp tục sử dụng các biện pháp nới lỏng, cụ thể là ban hành gói nới lỏng định lượng QE3, đỉnh mới của giá vàng thiết lập lần này đến từ những lo ngại về diễn biến lan rộng phức tạp và khó lường của dịch Covid-19 bên ngoài Trung Quốc. Số liệu cập nhật đến 9h sáng ngày 25/2 cho thấy có 833 người nghi nhiễm ở Hàn Quốc đưa quốc gia này trở thành “ổ dịch” lớn thứ hai thế giới, ca dương tính với Covid-19 tại Italia cũng tăng lên 229 người.

“Lo ngại Covid-19 gây sức ép đến nền kinh tế toàn cầu đã kiến giá vàng tăng mạnh”, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh TP.HCM nêu nhận định trong một chia sẻ mới đây. Theo ông, chênh lệch cao giữa giá mua và bán cũng phần nào phản ánh sức mua, bán vàng của thị trường vàng đã yếu.

Cũng theo ông, với việc thực hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong thời gian qua, thị trường vàng đã ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế. Tình trạng ”vàng hóa” trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã được kiểm soát. Ông Hoàng Minh khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết.

Vàng tăng từng phút, vượt 49 triệu đồng/lượng
Chiều nay (24/2), bảng cập nhật giá vàng của các doanh nghiệp nhảy múa liên tục. Đến hơn 3h chiều nay, giá vàng bán ra đã chạm mốc 48,95 triệu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư