Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Công bố danh tính đơn vị nợ thuế định kỳ hàng tháng
Mạnh Bôn - 15/12/2015 08:26
 
“Công bố danh tính đối tượng nợ thuế có tác dụng rõ rệt, vì vậy, định kỳ hàng tháng chúng tôi sẽ tiếp tục công khai tình hình nợ thuế”, bà Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế Hà Nội cho biết.

Thời gian qua, nợ đọng thuế trên cả nước tăng chóng mặt, Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ, thưa bà?

Nếu năm 2007, tổng số tiền nợ thuế của Hà Nội là 2.090 tỷ đồng, tương đương 5% tổng số thu nội địa trên địa bàn, thì đến năm 2014, nợ thuế đã lên tới 18.600 tỷ đồng, tương đương 17,3% tổng số thu nội địa trên địa bàn. Tổng số nợ thuế trên cả nước hiện vào khoảng 68.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng thu hồi là 34.000 tỷ đồng.

Trước thực trạng nợ thuế tăng mạnh, Tổng cục Thuế đã giao các địa phương phải tăng cường công tác quản lý thu, áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế. Trong số nợ có khả năng thu hồi tính đến ngày 31/12/2014 (34.000 tỷ đồng), Tổng cục giao Cục Thuế Hà Nội phải thu được 7.100 tỷ đồng trong năm nay.

.
Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế Hà Nội

Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có khởi sắc, vì sao nợ thuế lại tăng mạnh?

Đúng là hoạt động sản xuất, kinh doanh từ giữa năm 2013 trở lại đây đã có nhiều nhiều chuyển biến, nhưng chưa thực sự rõ nét. Cụ thể là số doanh nghiệp thành lập mới tuy tăng mạnh, nhưng số doanh nghiệp đóng cửa, giải thể, ngừng hoạt động cũng nhiều. Đơn cử, năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2,7% so với năm 2013, nhưng có tới 67.823 doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng hoạt động, ngừng hoạt động tăng 14,5% so với năm 2013.

Trong trong 11 tháng đầu năm nay, với 86.853 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2014, nhưng số doanh nghiệp ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động cũng tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước, chưa kể 8.468 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động. Thực trạng đó khiến số nợ thuế gia tăng.

Với số tiền nợ thuế “khủng” như thế, cơ quan thuế sẽ phải làm gì?

Văn phòng Cục Thuế Hà Nội hiện có 26 cán bộ chuyên quản nợ thuế, ở mỗi chi cục thuế quận, huyện chỉ có 5-7 cán bộ thực hiện công việc này, nên “dàn hàng ngang” để đi thu nợ thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi phải phân loại nợ.

Theo kết quả phân loại, cơ quan thuế tập trung vào nhóm 15,5% số doanh nghiệp đang nắm giữ 93,5% tổng số tiền nợ thuế. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến đối tượng cố tình chây ỳ, đối tượng đã được gia hạn nợ thuế nhưng hết hạn vẫn không nộp, hoặc nộp không đầy đủ, đối tượng đã được Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước có kết luận về số tiền nợ thuế và kiến nghị cơ quan thuế tiến hành truy thu. Với những đối tượng này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế. Nếu các con nợ vẫn không chấp hành, chúng tôi sẽ đề nghị cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh rút giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập doanh nghiệp.

Công bố công khai đối tượng nợ thuế là giải pháp cưỡng chế khá “mạnh tay”, thưa bà, kết quả thế nào?

Từ tháng 7/2015 đến nay chúng tôi đã 7 lần công bố công khai danh tính và số tiền nợ thuế và nợ tiền sử dụng đất lớn của 587 doanh nghiệp nợ 5.492 tỷ đồng tiền thuế, 42 dự án bất động sản nợ 2.340 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Hiện đã có 31/42 dự án bất động sản và 174 doanh nghiệp sau khi bị cơ quan thuế công khai danh tính nợ nần đã tự nguyện nộp vào ngân sách nhà nước 1.450 tỷ đồng tiền nợ thuế và tiền sử dụng đất còn nợ. 

Biện pháp này còn gây áp lực đối với cả những doanh nghiệp chưa bị công khai danh tính, vì họ biết rằng, nếu không thực hiện nghĩa vụ với ngân sách chắc chắn sẽ bị cơ quan thuế công bố công khai. Kết quả là trong 11 tháng đầu năm, cơ quan thuế Hà Nội thu được tổng cộng 8.137 tỷ đồng tiền công nợ, trong đó nợ thuế là hơn 4.600 tỷ đồng, còn lại là nợ tiền sử dụng đất và các khoản nợ khác khác.

Còn đối với 84,5% số doanh nghiệp đang nợ 6,5% tổng số nợ thuế thì sao?

Chúng tôi chưa công bố công khai danh tính doanh nghiệp nợ thuế nhưng đã sử dụng nhiều biện pháp để thu hồi nơ, như trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nợ thuế mở tại ngân hàng, thông báo hóa đơn của doanh nghiệp nợ thuế không có giá trị sử dụng...

Các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh nợ thuế tới 2.500 tỷ đồng
Tiếp tục ngày làm việc thứ 3 của kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội lần thứ 14, hôm nay (3/12), HĐND Thành phố Hà Nội dành trọn một ngày để chất...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư