
-
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng -
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
Nhích lên 2 bậc so với năm ngoái, ở vị trí 24, Hà Nội tiếp tục loanh quanh ở… khúc giữa của PCI 2015
Nhưng Thủ đô lại đang đứng ở vị trí chót bảng, 63/63, ở hai chỉ số là tiếp cận đất đai và gia nhập thị trường. Ở hai chỉ số này, ngôi đầu thuộc về Bến Tre và Hậu Giang.
Như vậy, sau lần vượt lên được 7 bậc, từ vị trí 33 lên 26, trong PCI 2014, Hà Nội đang có vẻ đuối sức.
Trong khi các trung tâm kinh tế khác đều có một vài sáng kiến nổi trội để được nhắc đến, như Quảng Ninh vói trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện; Vĩnh Phúc với tỷ lệ 72% doanh nghiệp ghi nhận cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả; Lào Cai với nỗ lực bình đẳng cho mọi thành phần doanh nghiệp; Quảng Nam thành lập Ban xúc tiên đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện 9 thủ tục…, PCI 2015 không ghi nhận sáng kiến nào của Hà Nội.
Thậm chí, vị trí rất thấp của Hà Nội trong chỉ số tiếp cận đất đai lại khá... ổn định trong nhiều năm công bố PCI. Đây cũng là lý do đã từng kéo Hà Nội tụt xuống vị trí thứ 51/63 vào PCI 2012.
Trong khi đó, gia nhập thị trường từng là chỉ số tốt nhất của Hà Nội trong nhiều năm trước. Trong khi đó, năm ngoái, chi phí gia nhập thị trường của Hà Nội được ghi nhận có cải thiện rõ rệt. Câu hỏi lớn đặt ra, tại sao Hà Nội không giữ được phong độ này.
Cũng phải nói thêm, gia nhập thị trường là một trong những chỉ số có kết quả tích cực nhất trong PCI 2015. Thời gian để lấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được rút ngắn ở mức kỉ lục trong vòng 11 năm. Hiện nay, một doanh nghiệp tại tỉnh trung vị, kể cả thời gian chuẩn bị hồ sơ và đi lại, chỉ mất 8 ngày để có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong tay. Trước đó, doanh nghiệp mất tổng thời gian từ 10-12 ngày.
Dường như, sự quanh quẩn của Hà Nội trong thứ hạng PCI có lý do ở tốc độ cải thiện của các địa phương khác quá nhanh so với sự chuyển động của Hà Nội.
Năm nay, các vị trí cuối bảng xếp theo chỉ số thành phần ngoài Hà Nội, còn có Hưng Yên (tính minh bạch), Lạng Sơn (chi phí thời gian), Hà Giang (Chi phí không chính thức và tính năng động), Hà Tĩnh (cạnh tranh bình đẳng)...

-
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam -
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng -
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower