
-
Khởi công dự án Bệnh viện 245 tại Quảng Trị
-
Bình Dương động thổ 2 khu công nghiệp sinh thái tổng diện tích hơn 1.000 ha
-
Long An thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác đầu tư - thương mại với Trung Quốc
-
Khởi công dự án rạch Xuyên Tâm 17.229 tỷ đồng; Mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ
-
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên -
Tập đoàn Tân Thành Đô quan tâm loạt dự án tại Ninh Thuận
![]() |
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Hải Phòng đã thể hiện vai trò quan trọng tạo nền tảng phát triển kinh tế của địa phương. Hệ thống cơ sở vật chất của ngành có quy mô lớn, phong phú về chủng loại, đa dạng về cơ cấu. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành ngày càng tăng trong GRDP của Thành phố…
Chỉ tính trong năm 2021, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP của Hải Phòng đạt 42,8% (năm 2020 đạt 38,97%); tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt 50%, tăng 3,5% so với kế hoạch năm và cao hơn so với năm 2020 (45,5%). Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Thành phố đạt 5,1 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra và nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: Hải Phòng phải đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Từ mục tiêu đó, Đảng bộ Thành phố xác định, công nghiệp là một trong 3 trụ cột phát triển cùng với cảng biển và du lịch, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp công nghệ cao. Thành phố đang tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn như cơ khí chế tạo; điện tử - tin học; công nghiệp hỗ trợ... Đồng thời, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, quỹ đất để thu hút ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có đóng góp lớn cho ngân sách như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng điện khí, công nghệ thông tin, viễn thông, hóa dầu, hóa mỹ phẩm, dược phẩm...
Và mới đây, trong chuyến thăm và làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ghi nhận: “TP. Hải Phòng đã hoạch định được những bước đi cơ bản với chiến lược rõ ràng cho tương lai theo đúng tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ Thành phố”.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Hải Phòng cần tiếp tục thực hiện tốt “mục tiêu kép”, đổi mới mô hình tăng trưởng theo định hướng phát triển ba trụ cột chính; quan tâm hơn nữa tới rà soát lại các đề án, chương trình lớn dự kiến đề xuất với Trung ương, Chính phủ và Quốc hội để tạo khung chính sách đột phá hơn nữa cho sự phát triển của Thành phố.
Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà máy trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng đều ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường và được thu hút đầu tư một cách có chọn lọc. Với sự hiện diện của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong nước và thế giới như LG, Bridgestone, Fuji Xerox, GE, Roze Roboted..., sản phẩm sản xuất tại Hải Phòng đều nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế công nghiệp Hải Phòng.
Hiện các tập đoàn lớn như Tập đoàn điện tử Pegatron, nhà cung ứng linh kiện cho Apple, Sony, Microsoft, Lenovo... đang hoàn tất quá trình đầu tư xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng, với tổng vốn khoảng 481 triệu USD để sản xuất thiết bị điện tử (điện tử dân dụng, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, bảng mạch...), chuẩn bị đưa vào hoạt động. USI Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp bảng mạch điện tử với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Tesa cũng mới đầu tư 55 triệu euro xây dựng nhà máy rộng 70.000 m2...
Mới đây nhất, Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất chất dẻo phân huỷ sinh học PBAT của Tập đoàn An Phát Holdings cũng đã được động thổ tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ. Đây là nhà máy sản xuất nguyên liệu xanh đầu tiên tại Đông Nam Á, nằm trong danh mục dự án công nghệ cao được ưu tiên đầu tư (tổng vốn đầu tư 120 triệu USD), có công suất 30.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành sau 24 tháng.
Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ đáp ứng 100% nhu cầu nguyên liệu của An Phát Holdings, phục vụ mục tiêu xuất khẩu quốc tế. Thông qua dự án này, Tập đoàn sẽ khép kín hệ sinh thái tuần hoàn xanh từ đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm, trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công nguyên liệu và sản phẩm nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn, chính thức tham gia mạng lưới nguyên liệu xanh thế giới.

-
Bình Dương động thổ 2 khu công nghiệp sinh thái tổng diện tích hơn 1.000 ha
-
Bộ Tài chính nêu quan điểm về tuyến đường sắt trung tâm TP.HCM - huyện Cần Giờ
-
Long An thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác đầu tư - thương mại với Trung Quốc
-
Khởi công dự án rạch Xuyên Tâm 17.229 tỷ đồng; Mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ
-
Đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành theo công trình xây dựng khẩn cấp -
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên -
Tập đoàn Tân Thành Đô quan tâm loạt dự án tại Ninh Thuận -
Quảng Nam mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ -
Nghị quyết 68-NQ/TW: Bước ngoặt mới trong thu hút đầu tư nước ngoài -
TP.HCM xử nghiêm chủ đầu tư cố tình làm chậm giải ngân vốn đầu tư công -
Giải ngân vốn đầu tư công chậm, 20 đơn vị bị Chủ tịch Cần Thơ phê bình
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025