-
Lợi nhuận Petrolimex giảm sâu -
Cổ phiếu Masan thỏa thuận “khủng”, dòng ngân hàng kéo lại sắc xanh cho VN-Index -
Cảng Hải Phòng lãi kỷ lục nhờ khoản tiền đền bù -
Hóa chất Đức Giang chuẩn bị chi 1.140 tỷ đồng trả cổ tức -
Đức Long Gia Lai lãi đậm nhờ thoái vốn công ty con
Tên tuổi lớn trụ hạng tự doanh, môi giới
Thống kê của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn trên 27 công ty chứng khoán có quy mô và tên tuổi trong ngành cho thấy, có hơn một nửa doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm trong riêng quý III/2024 vừa qua, tuy nhiên lũy kế 9 tháng đầu năm chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp giảm lãi.
TCBS tiếp tục giữ vững vị trí đầu bảng về lợi nhuận sau thuế thu về. Lợi nhuận sau thuế quý III/2024 của TCBS đạt 877 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm mạnh (-27,3%). Tuy doanh thu hoạt động của công ty vẫn tăng trưởng nhưng trong kỳ, chi phí tài chính, cụ thể là chi phí lãi vay gia tăng gần gấp đôi đã ăn mòn bớt lợi nhuận của TCBS.
SSI, VPS và VND lần lượt xếp sau TCBS về lợi nhuận quý III, mức lợi nhuận đạt được trên 500 tỷ đồng. Trong số này, SSI duy trì được mức tăng trưởng 10% trong khi VPS và VND lại có diễn biến trái chiều.
Quý III/2024, VPS đạt 656 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng đến 146% so với cùng kỳ nhờ mảng tự doanh FVTPL. Dù doanh thu tự doanh giảm 26% tuy nhiên lỗ từ FVTPL có mức giảm lớn hơn, giảm đến 96%. Nhờ đó lợi nhuận gộp mảng tự doanh tăng mạnh trong khi quý III/2023, VPS lỗ gộp ở mảng này. Với mức tăng trưởng 146%, VPS cũng là công ty chứng khoán có mức tăng trưởng cao nhất trong 27 công ty được thống kê.
Trái lại, ở phía VND, dù vẫn lọt top 5 công ty chứng khoán lãi lớn nhất quý III song lợi nhuận sau thuế lại giảm hơn 20%. Không chỉ doanh thu môi giới sụt giảm hơn 44% mà cả tự doanh lẫn lãi từ cho vay phải thu cũng đều giảm lần lượt 26% và 12%. Do đó, lợi nhuận sau thuế quý này của VND mang về chỉ còn 620 tỷ đồng.
Top 5 quý III/2023 có điểm danh Mirae Asset tuy nhiên công ty chứng khoán này đã vắng bóng trong cả top 10 công ty lãi tốt nhất quý III năm nay. Thay vào đó là sự xuất hiện của VPBankS với lợi nhuận sau thuế đạt 272 tỷ đồng, tăng trưởng 13%.
Xét về mức độ tăng trưởng lợi nhuận trong quý III, VPS và ORS có mức tăng lãi lớn nhất khi tăng trưởng trên 100% trong khi FPTS và SHS rơi vào nhóm giảm sâu nhất với mức giảm trên 50%.
Tình hình thị trường eo hẹp trong quý III đã đẩy mảng tự doanh và môi giới của các công ty chứng khoán vào thế khó. Đây cũng là 2 mảng chính khiến lợi nhuận các công ty sụt giảm.
Có 22/27 công ty ghi nhận doanh thu môi giới giảm trong quý III năm nay, trong khi ở hoạt động tự doanh FVTPL - mảng mang lại phần lớn doanh thu tự doanh - cũng có 12/26 công ty ghi nhận giảm (Yuanta không hoạt động tự doanh chứng khoán).
Quý III năm nay, SSI có lãi FVTPL lớn nhất. Riêng doanh thu quý III đạt 990 tỷ đồng và tăng 31% trong giai đoạn khó khăn vừa qua. Lũy kế 9 tháng, SSI đạt gần 3.000 tỷ từ hoạt động này. VND đã hụt hơi mạnh khi cùng kỳ năm ngoái (quý III/2023 lẫn 9 tháng đầu năm 2023), VND có lãi cao hơn hẳn SSI nhưng đến năm nay, VND chỉ còn xếp thứ 2.
Trong 9 tháng đầu năm, có 5 công ty có lãi từ FVTPL trên nghìn tỷ, bao gồm SSI, VND, TCBS, VCI và HSC, thay đổi khá nhiều khi VCI và HSC thay thế cho VPS và ORS trong bảng xếp hạng cùng kỳ.
Về hoạt động môi giới, VPS đứng vững vị trí quán quân. Công ty này cũng liên tiếp chiếm thị phần môi giới lớn nhất trên cả HoSE, HNX và UPCoM. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VPS đạt 2.568 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động môi giới, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và gấp gần 2 lần doanh thu môi giới của công ty xếp thứ 2 là SSI.
Trong top 5 công ty chứng khoán có doanh thu môi giới tốt nhất vẫn điểm danh VND, tuy nhiên đây cũng là công ty duy nhất có doanh thu sụt giảm. Doanh thu môi giới 9 tháng đầu năm của VND đạt 577 tỷ đồng, giảm 11% trong khi SSI, HSC và VCI đều có tăng trưởng đáng kể, lần lượt là 19%, 33% và 40%.
Lãi cho vay phải thu đang dần trở thành "nồi cơm chính"
Thống kê 15 công ty chứng khoán có doanh thu hoạt động lớn nhất trong 9 tháng đầu năm cho thấy tự doanh vẫn là mảng đóng góp lớn nhất tại nhiều nơi với hơn 50% cơ cấu doanh thu như VND, VCI, KIS, SHS, VIX.
Tiếp đến là đóng góp của mảng lãi cho vay phải thu. Sau nhiều năm, hoạt động cho vay ký quỹ (margin) nổi lên và nay đã trở thành hoạt động đóng góp phần lớn doanh thu của các công ty chứng khoán bên cạnh tự doanh và môi giới. Các công ty có trợ lực tốt về nguồn vốn ngày càng thể hiện ưu thế trên thị trường cho vay này.
Hiện Lãi từ cho vay và phải thu đang đóng góp tỷ trọng lớn vào cơ cấu doanh thu của nhiều công ty như Yuanta (63%), MayBank (61%), Mirae Asset (60%), PHS (57%), FPTS (52%) hay KBSV (51%).
Lãi từ cho vay và phải thu đang đóng góp trên 1.000 tỷ vào doanh thu hoạt động của các công ty chứng khoán lớn là TCBS, SSI, VPS, HSC và Mirae Asset trong kỳ kinh doanh 9 tháng. Đây cũng là 5 công ty có lãi cho vay phải thu lớn nhất trong quý III vừa qua.
Tuy nhiên xét về mức tăng trưởng, thị trường đang chứng kiến sự nổi lên mạnh mẽ từ nhóm các công ty tầm trung có bóng dáng của các nhà băng. Trong riêng quý III, chứng khoán KAFI là công ty có lãi cho vay phải thu tăng mạnh nhất (+302%) so với cùng kỳ, tiếp theo là ORS (+145%), ACBS (+81%) và VPBankS (+71%). KAFI cũng là công ty có mức tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay (+259%). VIX và VPBankS cũng có mức tăng lãi từ cho vay phải thu trong 9 tháng đầu năm trên 100%.
Dù hoạt động quý III có thể là “vùng trũng” do ảnh hưởng của thị trường song sự tăng trưởng tích cực trong 2 quý đầu năm đã giúp các công ty chứng khoán vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt. Lũy kế 9 tháng, có 20/27 công ty tăng trưởng dương về lợi nhuận sau thuế. Tổng lợi nhuận sau thuế của 27 công ty được thống kê là hơn 16.900 tỷ, tăng 41% so với 9 tháng 2023.
So với cùng kỳ năm ngoái, kỳ 9 tháng năm nay ghi nhận thêm VPS vào nhóm lợi nhuận trên nghìn tỷ, cùng với TCBS, SSI và VND. TCBS có mức lãi cao nhất với 3.103 tỷ đồng sau thuế, cao bằng tổng lợi nhuận của 2 công ty xếp thứ 3 và thứ 4 là VPS và VND.
-
Công ty chứng khoán nào "kiếm bộn" nhất từ tự doanh, margin? -
Dòng tiền suy yếu, VN-Index giảm hơn 3 điểm -
Giá cổ phiếu tụt mạnh: Helio Energy vẫn phát hành mới -
Phân bón Bình Điền lãi 9 tháng gấp 3 lần cùng kỳ -
CNBC: “Hành trình dài nâng hạng của chứng khoán Việt Nam có thể sắp sớm hoàn tất” -
Ngóng thị trường chứng khoán sau bầu cử Tổng thống Mỹ -
Gilimex chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 45,2%
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo