-
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc -
Phục Hưng Holdings tăng vay nợ để thực hiện các dự án trúng thầu
Tận dụng giá cổ phiếu tăng nóng để ra hàng
Ngày 7/8, bà Đỗ Thị Kim Cúc bán ra 3 triệu cổ phiếu POM để giảm sở hữu từ 2,9%, xuống còn 1,83% vốn điều lệ của Pomina. Ngày 17/8, bà Đỗ Thị Kim Ngọc bán ra 2,3 triệu cổ phiếu POM để giảm sở hữu từ 3,64%, xuống còn 2,82% vốn điều lệ. Từ ngày 7/8 đến 5/9, bà Do Nhung (quốc tịch Mỹ) đăng ký bán ra toàn bộ 7.283.927 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 2,6%, xuống 0% vốn điều lệ. Cả ba cá nhân trên đều là em của ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Pomina.
Điểm đáng lưu ý, bối cảnh bán ra của người thân Chủ tịch Pomina là cổ phiếu POM vừa trải qua chuỗi tăng nóng. Trong đó, từ ngày 25/5 đến 18/7, cổ phiếu này tăng 78,6%, từ 4.730 đồng lên 8.450 đồng/cổ phiếu, sau đó đi ngang, giảm trở lại, tới ngày 21/8 còn giao dịch vùng 6.810 đồng/cổ phiếu, vẫn cao hơn 44% so với đáy ngày 25/5.
Thực tế, cổ phiếu tăng nóng chủ yếu sau khi Pomina thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ 70.175.343 cổ phiếu cho Công ty Nansei Steel với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 701,75 tỷ đồng, nhằm bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Kế hoạch này được chia làm hai đợt, đợt 1 sẽ phát hành 10.604.038 cổ phiếu trong tháng 8/2023, đợt 2 dự kiến phát hành thêm 59.571.305 cổ phiếu trong tháng 9/2024. Nếu hoàn thành hai đợt chào bán, Nansei Steel sẽ trở thành cổ đông lớn sở hữu 20,04% vốn điều lệ tại Pomina.
Điểm đáng lưu ý, dù giá cổ phiếu POM trên sàn đang dưới mệnh giá, chỉ 6.810 đồng/cổ phiếu, nhưng Pomina lại thông qua kế hoạch phát hành với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 46,8% so với giá thị trường. Vì vậy, giá cổ phiếu trên sàn có xu hướng bật tăng ngắn hạn để thu hẹp khoảng cách với giá phát hành và thị giá trên sàn.
Năm 2022, Pomina bất ngờ ghi nhận lỗ kỷ lục 1.078,4 tỷ đồng so với năm trước đó lãi 182,2 tỷ đồng, xóa bỏ toàn bộ lợi nhuận tích lũy được, dẫn tới lỗ 444,68 tỷ đồng. Với việc tiếp tục lỗ thêm 536,5 tỷ đồng nửa đầu năm 2023, tổng lỗ lũy kế tính tới ngày 30/6/2023 lên tới 789,3 tỷ đồng, bằng 28,2% vốn điều lệ. Ngược lại, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn lên tới 6.266,5 tỷ đồng, bằng 302% vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, tại thời điểm cuối quý II/2023, Pomina sở hữu chỉ 14,49 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 0,13% tổng tài sản. Tài sản của Pomina chủ yếu đang ghi nhận 5.441,1 tỷ đồng, chiếm 50,3% tổng tài sản tại Dự án lò cao và lò EAF luyện phôi thép công suất 1 triệu tấn/năm ở Khu công nghiệp Phú Mỹ; 1.793,3 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, chiếm 16,6% tổng tài sản; 1.533,2 tỷ đồng tài sản cố định, chiếm 14,2% tổng tài sản…
Như vậy, Pomina vẫn tiếp tục phải đầu tư dự án trên, cũng như lượng tiền mặt hạn chế và áp lực nợ vay ngắn hạn lên tới 5.200,5 tỷ đồng. Việc doanh nghiệp có thể bổ sung 106,04 tỷ đồng từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ năm 2023 sẽ không thay đổi nhiều sức mạnh tài chính đối với Công ty, chủ yếu là hiệu ứng thị trường khi giá phát hành cao hơn giá thị trường.
Chuyển kế hoạch từ lãi sang lỗ
Đầu năm 2023, khi Trung Quốc mở cửa trở lại, giá thép thế giới bật tăng, giá thép trong nước cũng đồng loạt tăng trở lại, đây là cơ sở cho các doanh nghiệp thép tự tin về thời điểm khó khăn nhất của ngành đã qua đi. Chia sẻ với cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG), Công ty cổ phần Thép Nam Kim (mã NKG)…, lãnh đạo các doanh nghiệp đều dự báo thời điểm khó khăn nhất đã qua.
Pomina cũng không phải ngoại lệ khi tại Báo cáo thường niên đầu năm 2023, đã đưa ra kế hoạch doanh thu 14.000 tỷ đồng, tăng 7,55% so với năm 2022 và lợi nhuận sau thuế dự kiến lãi 300 tỷ đồng. Trong đó, trọng tâm kế hoạch kinh doanh là phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn chủ sở hữu, lành mạnh hóa trạng thái tài chính và bổ sung vốn lưu động để khởi động lại lò cao.
Tuy nhiên, sau hơn nửa năm hoạt động trong niên độ tài chính 2023, ngày 14/7, Pomina bất ngờ điều chỉnh kế hoạch doanh thu từ 14.000 tỷ đồng về 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận từ lãi 300 tỷ đồng sang lỗ 150 tỷ đồng. Ông Đỗ Duy Thái chia sẻ, việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh thể hiện sự thận trọng của HĐQT trong bối cảnh thị trường còn khó khăn. Song yếu tố chính thôi thúc Công ty điều chỉnh kế hoạch là niềm tin ngành bất động sản chưa tốt lên trong năm nay.
-
Khải Hoàn Land chi 60 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
Chủ tịch Đặng Thành Tâm quyết tâm chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu Kinh Bắc -
Quản lý Quỹ Leadvisors bỏ ra thêm 157,38 tỷ đồng để mua cổ phiếu Hải An -
Kinh Bắc hé lộ danh sách 10 nhà đầu tư mua 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ -
Doanh thu tháng 10/2024 của Vĩnh Hoàn tiếp tục tăng 59%, lên 1.206 tỷ đồng -
Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 cân đối để tối ưu dòng tiền
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu