-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Bizzi, nền tảng SaaS (dịch vụ phần mềm) vừa hoàn tất vòng gọi vốn trị giá 3 triệu USD do Công ty công nghệ tài chính Money Forward đến từ Nhật Bản dẫn đầu.
Thương vụ này còn có sự tham gia của quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa Do Ventures và nhà đầu tư vòng trước là Qualgro đến từ Singapore.
Số vốn mới sẽ được startup này dùng để tăng cường các tính năng của sản phẩm, mở rộng mạng lưới khách hàng.
Việt Nam vẫn là thị trường trọng tâm của Bizzi trong tương lai gần nhưng họ cũng không bỏ qua khả năng để mắt đến khách hàng tại Đông Nam Á.
Thông qua ứng dụng công nghệ AI và tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), Bizzi cung cấp các giải pháp xử lý hóa đơn tự động.
Nền tảng của Bizzi có thể được tích hợp với các giải pháp kế toán sẵn có, kết nối các nhà cung cấp và khách hàng để tự động hóa việc kiểm tra, đối chiếu, thanh toán hóa đơn,…
Startup này công bố hiện có hơn 100 khách hàng như Grab, GS25, Circle K, Tiki, Guardian,…cùng hơn 4.000 nhà cung cấp sử dụng nền tảng mỗi ngày.
Tính đến nay, tổng giá trị hóa đơn xử lý hàng tháng thông qua nền tảng Bizzi đạt hơn 300 triệu USD.
Startup này ước tính, công nghệ RPA và máy học (machine learning) của họ giúp giảm 80% thời gian xử lý và 50% chi phí xử lý hóa đơn, đồng thời tăng tính minh bạch và khả năng tuân thủ thuế cho doanh nghiệp.
Về đội ngũ cốt lõi, ông Vũ Trọng Nghĩa, đồng sáng lập kiêm giám đốc Bizzi là người từng làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia như GlaxoSmithKline, Unilever, Dairy Queen.
Ông Nguyễn Bảo Nguyên, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ Bizzi là kỹ sư từng làm việc “nhà máy sản xuất startup" toàn cầu- Rocket Internet và VNG.
Bizzi có 2 đồng sáng lập là ông Vũ Trọng Nghĩa (bên phải) và ông Nguyễn Bảo Nguyên. |
Tại Việt Nam, Money Forward tham gia thị trường từ tháng 8/2018 thông qua Công ty TNHH Money Forward Việt Nam với ngành kinh doanh chính là lập trình máy vi tính và có trụ sở chính tại quận 4, TP.HCM.
Là kỹ sư phần mềm, ông Takayuki Tsuzuki có hơn 5 năm làm việc tại Money Forward ở Nhật Bản trước khi chuyển đến Việt Nam làm đại diện pháp luật kiêm giám đốc điều hành Money Forward Việt Nam.
Về Money Forward, đây là công ty công nghệ tài chính, được thành lập từ năm 2012 tại Nhật Bản với tên gọi ban đầu là Moneybook.
Doanh nghiệp này hiện cung cấp dịch vụ quản lý tài chính cá nhân “Money Forward ME” và phần mềm kế toán SaaS “Money Forward Cloud”.
Money Forward được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, thị trường Mothers vào tháng 9/2017 (thường dành cho các công ty khởi nghiệp) và 4 tháng trước được chuyển sang thị trường Bảng 1 (First Section, dành cho các công ty vừa và nhỏ).
Ban lãnh đạo công ty này đang chuẩn bị để chuyển sang niêm yết tại Prime Market- thị trường dành cho các công ty có quy mô lớn.
Tháng 7/2021, Money Forward cập nhật kết quả kinh doanh quý II cho năm tài chính kết thúc vào tháng 11/2021.
Theo đó, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất xấp xỉ 4 tỷ Yên (khoảng 36 triệu USD) cùng lợi nhuận gộp 2,8 tỷ Yên (25,1 triệu USD); tăng lần lượt 42% và 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ suất lợi nhuận gộp trong kỳ là 71%.
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tính đến cuối kỳ là 6,8 tỷ Yên (tương đương 61 triệu USD); tài sản ròng hơn 11 tỷ Yên (ước khoảng 98,7 triệu USD).
Quá trình vận hành của mỗi công ty đang phải thay đổi trước những tác động của đại dịch Covid-19.
Tìm kiếm các công nghệ số hóa có tính đổi mới nhằm cắt giảm chi phí và tối ưu hóa kết quả kinh doanh là một giải pháp.
Tại Việt Nam, Nghị định 123 yêu cầu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong cả khu vực nhà nước và tư nhân bắt đầu từ ngày 1/7/2022.
Nhận thấy cơ hội từ xu hướng này, Bizzi kỳ vọng có thể cung cấp quy trình quản lý hóa đơn tinh gọn cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô, cũng như trở thành công cụ hỗ trợ cho đội ngũ tài chính-kế toán.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo