-
Sau khi Quốc hội giám sát về môi trường, Hà Nội có giảm ô nhiễm không? -
Ngành Công thương "về đích" vượt mức các chỉ tiêu -
Chính phủ muốn sớm trình Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ -
Năm 2024, xuất nhập, khẩu lập kỷ lục gần 800 tỷ USD -
Bộ Công thương họp với các địa phương và doanh nghiệp về đảm bảo điện
Đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) phát biểu tại hội nghị. |
Thực tế chứng minh công ty hợp danh không phải là loại hình tối ưu của văn phòng công chứng, đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) nêu ý kiến khi thảo luận.
Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi (Dự thảo) chiều 28/8 tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Đây là Dự thảo đã được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 7 với vấn đề lớn còn có quan điểm khác nhau về mô hình của văn phòng công chứng.
Một số ý kiến tán thành với quy định của Dự thảo về mô hình của văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình công ty hợp danh, ý kiến khác cho rằng nên quy định loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh được áp dụng đối với văn phòng công chứng được thành lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, còn đối với các địa bàn khác chỉ áp dụng loại hình công ty hợp danh.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định văn phòng công chứng được tổ chức theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân.
Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) cho biết, để tổ chức phiên giải trình vào năm 2023, Ủy ban Pháp luật có đi khảo sát một số địa phương thì thấy nhiều địa phương giải thể phòng công chứng nhà nước, nhưng sau đó không thể thành lập được phòng công chứng nữa.
Như ở Bắc Giang, tại 2 huyện Sơn Động và Yên Thế đang trắng tổ chức hành nghề công chứng, ông Giang nêu ví dụ.
Về phương án cho phép thành lập mô hình tư nhân 1 công chứng viên, ông Giang cho rằng, lo ngại 1 công chứng viên hành nghề có đảm bảo tính liên tục hay không không phải vấn đề lớn nếu thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin. Người sử dụng công chứng hoàn toàn có thể đặt lịch và công chứng viên có thể công khai thời điểm cung cấp dịch vụ. Do đó, việc có cung cấp dịch vụ liên tục hay không cũng là vấn đề đáng lo ngại nhưng áp dụng công nghệ thông tin thì không đáng lo ngại.
Phương án khả thi hơn, theo ông Giang là “mở khóa” dịch vụ công chứng, như với quy định hạn chế công chứng ngoài trụ sở.
“Tại sao nhiều đại biểu Quốc hội và cán bộ Quốc hội được công an đến tận nơi làm căn cước công dân mà công chứng lại không được làm ngoài trụ sở?", ông Giang đặt vấn đề.
Vấn đề khác ông Giang nêu là, hiện nay, nếu từ chối di sản liên quan bất động sản thì được công chứng ngoài trụ sở, nhưng với giao dịch bất động sản lại không cho công chứng ngoài trụ sở. Nếu tháo được nội dung này thì với địa bàn trắng tổ chức hành nghề công chứng vẫn có thể cung cấp được dịch vụ mà không cần thành lập phòng công chứng.
Vấn đề nữa ông Giang nêu là hiện nay công chứng bất động sản hạn chế theo địa bàn. Tổ chức hành nghề công chứng tại Hà Nội không được cung cấp dịch vụ công chứng với địa bàn xung quanh với lý do là hành nghề ở Hà Nội thì thông thạo ở Hà Nội.
“Quy định này không có lý. Đào tạo công chứng viên thì đào tạo toàn quốc, hành nghề toàn quốc thì lý gì mà bắt hành nghề tại Hà Nội chỉ ở Hà Nội. Hạn chế chỗ này nữa thì hạn chế tiếp cận dịch cụ công chứng của người dân”, ông Giang nói.
Tán thành ý kiến đại biểu Giang, đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) dẫn tài liệu tham khảo được cung cấp cho đại biểu tại Kỳ họp thứ 7, sau 5 năm thi hành Luật Công chứng 2006 (đã quy định 2 mô hình), cả nước thành lập 487 phòng công chứng, thì 352 phòng công chứng theo mô hình công ty tư nhân, chiếm hơn 70%. Chỉ có 135 phòng công chứng là loại hình hợp danh.
“Như vậy, so sánh tương quan 2 loại hình trên thì loại hình hợp danh không được nhiều công chứng viên lựa chọn. Văn phòng công chứng tư nhân chỉ mất đi khi Luật Công chứng 2014 quy định bỏ loại hình này. Theo tôi, loại bỏ loại hình tư nhân của văn phòng công chứng không chỉ hạn chế quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh của văn phòng công chứng, mà còn gây khó khăn trong tổ chức hoạt động”, ông Minh nêu quan điểm.
Theo đại biểu Minh, thực tế chứng minh công ty hợp danh không phải là loại hình tối ưu của văn phòng công chứng. Vì yếu tố hợp danh vẫn có thể phá vỡ khi công chứng viên chết, bãi nhiệm, không tiếp tục hành nghề. Vì vậy, quy định này hạn chế chủ trương triển khai xã hội hóa hoạt động công chứng, đặc biệt với vùng sâu, vùng xa.
“Tại Nghệ An, cả tỉnh có 39 tổ chức hành nghề công chứng, nhưng có 6/21 huyện miền núi chưa có tổ chức hành nghề công chứng. Người dân tại khu vực này khi có nhu cầu công chứng phải di chuyển trên 50 km, xa nhất như huyện Kỳ Sơn thì phải di chuyển 200 km mới có văn phòng công chứng”, ông Minh nêu ví dụ.
Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nhận xét, nhiều văn phòng công chứng gần như hợp danh ảo. Ví dụ có 8 - 9 phòng thì chỉ cần 12-13 công chứng viên, rồi cứ xoay vòng, vài tháng thì rút nơi này, nhập chỗ kia. Công chứng viên ký kết hợp đồng trong một thời gian nhất định, thiếu chỗ này thì bù chỗ nọ.
Mô hình hợp danh thì có ít nhất 2 công chứng viên, trong thực tiễn thì không có 2 người. Cho nên, lần này cố gắng khắc phục tình trạng hợp danh “ảo” ở trong luật.
"Theo tôi, vùng sâu, vùng xa nên có loại hình là doanh nghiệp tư nhân, trực tiếp người đại diện pháp luật, đồng thời là người chủ doanh nghiệp, đồng thời là công chứng viên chịu trách nhiệm thì tốt hơn và rõ ràng hơn", đại biểu Tạo nói.
-
Đà Nẵng tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ -
Năm 2024, xuất nhập, khẩu lập kỷ lục gần 800 tỷ USD -
Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới trong năm 2024 -
Bộ Công thương họp với các địa phương và doanh nghiệp về đảm bảo điện -
Việt Nam đã tham gia 20 FTA, nghiên cứu đàm phán các FTA mới -
Cần chính sách hoàn toàn khác biệt để tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững