
-
Giao dịch bùng nổ, VN-Index tiếp tục tăng tốc, tiến gần 1.560 điểm
-
Cổ phiếu chứng khoán “sục sôi”, nhiều mã tạo đỉnh mới
-
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cột mốc quan trọng nhưng không phải đích đến cuối cùng
-
Toàn cảnh lễ kỷ niệm 25 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tin tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng, tiếp tục phát triển bền vững và hội nhập -
Kiến trúc sư trưởng nhiều thương vụ IPO tỷ USD gia nhập F88
Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco (UPCoM: SAS) đặt kế hoạch doanh thu thuần gần 2.400 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 274 tỷ đồng, tăng 58% và 19% so với năm 2022.
Sasco đánh giá năm 2023, dù kinh tế thế giới dù đang đối mặt các bất ổn và được dự báo tăng trưởng chậm lại, Việt Nam vẫn được xem là một trong những điểm sáng về tiềm năng phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 đã giảm tác động đối với ngành hàng không và du lịch.
Vì thế, ban lãnh đạo Công ty kỳ vọng sự tăng trưởng của hành khách quốc tế sẽ khởi sắc từ cuối quý II/2023, mang lại khả năng phục hồi mạnh mẽ của thị trường so với thời gian trước dịch. Trên thực tế, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc từ đầu năm 2023. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2023, khách đến bằng đường hàng không đạt hơn 2,4 triệu lượt người, tương đương 73% cả năm 2022.
Đặt kế hoạch năm 2023, ban lãnh đạo Sasco tính toán dựa trên sản lượng hành khách đi và đến ước tính ở mức 39 triệu lượt, tương đương 95% năm 2019. Trong đó, lượng khách quốc tế được kỳ vọng đạt 6,7 triệu lượt khách đi và 6,3 triệu lượt khách đến. Thị trường nội địa dự kiến hồi phục hoàn toàn, với ước tính 13,2 triệu lượt khách đi và 12,9 triệu lượt khách đến.
Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty tại nhà ga quốc tế và quốc nội được khôi phục, trong đó sẽ tập trung đổi mới và phát triển các loại hình mang lại hiệu quả cao. Công ty cũng sẽ hoàn thiện thủ tục pháp lý và thủ tục xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Suối Hoa.
Năm 2022, Sasco đạt lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 210 tỷ đồng, cao hơn cả chục lần so với mức nền thấp năm trước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Với kết quả này, Công ty dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 13,98%, tương đương 1.398 đồng/cổ phiếu. Công ty đã tạm ứng đợt 1 tỷ lệ 10% và còn phải chi trả 3,98% cho đợt 2.
Đồng thời, cổ tức cho năm 2023 cũng được dự kiến tạm ứng tỷ lệ 8% bằng tiền. Với hơn 133 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Công ty dự kiến chi gần 107 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tin tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng, tiếp tục phát triển bền vững và hội nhập -
Kiến trúc sư trưởng nhiều thương vụ IPO tỷ USD gia nhập F88 -
Dòng vốn ngoại quay lại: Động lực mạnh mẽ thúc đẩy VN-Index lập kỷ lục mới -
Chứng khoán Việt Nam vươn mình sau 25 năm: Nâng hạng và huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp -
[Longform] Thị trường chứng khoán Việt Nam 25 năm: Vững vàng bước vào kỷ nguyên mới -
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ còn bùng nổ, tạo nên sức hút lớn đối với nhà đầu tư -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 7/2025: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có vị thế dẫn đầu
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững