-
Nữ giám đốc chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán gần 200 tỷ đồng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
Mỏ đá Phúc Thọ 2 (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) do Công ty Hà Thanh khai thác liên tục xảy ra vi phạm. |
Vi phạm nối tiếp vi phạm
Được cấp phép khai thác đá nguyên khối tại Dự án Khai thác và Chế biến đá xây dựng trên địa bàn xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (mỏ đá Phúc Thọ 2) từ năm 2016, nhưng trong quá trình khai thác, Công ty TNHH Hà Thanh liên tục vi phạm về lĩnh vực đất đai, khoáng sản.
Đơn cử, ngày 17/9/2018, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đã xử phạt Công ty Hà Thanh về hàng loạt hành vi, gồm chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (trồng cây hàng năm) sang đất phi nông nghiệp để đặt máy xay nghiền chế biến đá, bãi chứa sản phẩm, mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (diện tích 1.000 m2); sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục thuê đất theo quy định với diện tích 32.750 m2.
Ngày 18/9/2018, Công ty Hà Thanh đã chấp hành nộp phạt hành chính theo quy định, nhưng đến nay, công ty này vẫn chưa thực hiện xong việc thuê đất khu vực khai thác, công trình phụ trợ và bãi thải.
Ngày 17/12/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục ban hành Quyết định số 2884/QĐ-XPVPHC xử phạt tổng cộng 170 triệu đồng đối với Công ty Hà Thanh về 3 hành vi, gồm khai thác vượt công suất cấp phép năm 2019 khoảng 8%; khai thác vượt ra ngoài ranh giới được cấp phép với diện tích 0,4 ha, trong đó có khoảng 0,1 ha là khai thác đá với chiều cao trung bình khoảng 1,5 m; lập không đầy đủ sổ sách, chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm.
Cùng với phạt tiền, UBND tỉnh Lâm Đồng buộc Công ty Hà Thanh nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do hành vi khai thác ngoài ranh cấp phép với số tiền hơn 54,7 triệu đồng và cải tạo, phục hồi môi trường, thực hiện các giải pháp đưa diện tích khai thác ngoài ranh nêu trên về trạng thái an toàn. Đến ngày 22/12/2020, Công ty Hà Thanh đã thực hiện nộp tổng số tiền vi phạm và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc khai thác ngoài ranh giới cấp phép.
Đề xuất tạm dừng xem xét nâng công suất khai thác
Dù để xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động và còn chưa khắc phục xong, nhưng Công ty Hà Thanh vẫn xin nâng công suất khai thác lên 50% tại mỏ đá Phúc Thọ 2.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, hiện nay, trên địa bàn huyện Lâm Hà mới chỉ có Công ty Hà Thanh được cấp phép khai thác đá xây dựng cung cấp cho huyện và các vùng lân cận. Để giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu trên địa bàn, việc Công ty Hà Thanh xin được tăng công suất là phù hợp.
Tại Giấy phép khai thác khoáng sản số 39/GP-UBND ngày 22/7/2016, UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép Công ty Hà Thanh khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp lộ thiên tại mỏ đá Phúc Thọ 2 (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) trên diện tích 3,8 ha; trữ lượng khai thác 973.231 m3; công suất khai thác từ tháng 7 đến tháng 12/2016 là 20.000 m3/năm, từ năm 2017 đến năm 2034 là 50.000 m3/năm, từ tháng 1/2035 đến tháng 7/2035 là 3.231 m3/năm.
Theo Quyết định số 1906/QĐ-UBND ngày 20/9/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc cho Công ty Hà Thanh thuê 11.696 m2 đất để khai thác đá xây dựng tại xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, thì thời hạn sử dụng đến hết ngày 2/6/2036; mục đích sử dụng đất là đất sản xuất vật liệu xây dựng.
Đến ngày 10/3/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục cho Công ty Hà Thanh thuê đất bổ sung và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại xã Tân Hà, huyện Lâm Hà với diện tích 11.919,4 m2, gồm 4.683,7 m2 đất thuê bổ sung; diện tích chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất sản xuất vật liệu xây dựng là 7.235,7 m2; thời hạn sử dụng đất đến hết ngày 2/6/2036; mục đích sử dụng đất là đất sản xuất vật liệu xây dựng.
Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, đối với khu vực khai thác, Công ty Hà Thanh được UBND tỉnh cho thuê 23.615,4 m2 đất để sản xuất vật liệu xây dựng. Phần diện tích còn lại, Công ty đang hoàn thiện hồ sơ thuê đất theo hướng dẫn của cơ quan này. Đối với mặt bằng sân công nghiệp (2,6 ha) và khu bãi thải (0,8 ha), Công ty Hà Thanh chưa thực hiện thủ tục thuê đất. Công ty Hà Thanh báo cáo, hiện đang lập hồ sơ xin thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 4/8/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, tạm thời không xem xét giải quyết hồ sơ của các đơn vị nợ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động cho đến khi doanh nghiệp khắc phục xong các tồn tại, vi phạm.
Đó là chưa kể, theo quy định tại khoản 2, Điều 39, Nghị định số 158/NĐ-CP, ngày 29/11/2016 của Chính phủ và theo ý kiến của các sở, ngành, đơn vị có liên quan, khi nâng công suất phải điều chỉnh dự án đầu tư, lập lại hồ sơ môi trường, thiết kế mỏ…
Từ khi được cấp phép khai thác khoáng sản đến nay, Công ty Hà Thanh đã vi phạm pháp luật về đất đai, khai thác vượt công suất, khai thác ra ngoài phạm vi ranh giới được cấp phép. Đến nay, công ty này vẫn chưa khắc phục xong các tồn tại như chưa thực hiện xong thủ tục thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất công trình phụ trợ và một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh tạm thời chưa xem xét việc xin tăng 50% công suất khai thác chế biến đá xây dựng tại mỏ đá Phúc Thọ 2 của Công ty Hà Thanh cho đến khi công ty này thực hiện xong thủ tục thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất công trình phụ trợ, bãi thải và một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất UBND tỉnh giao cơ quan này chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động khoáng sản của Công ty Hà Thanh và đề xuất xử lý.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, Công ty Hà Thanh được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp chủ trương thực hiện Dự án Đầu tư khai thác và chế biến đá xây dựng tại xã Tân Hà, huyện Lâm Hà vào ngày 3/6/2016. Theo tiến độ, quý III/2016, Công ty Hà Thanh đưa dự án này đi vào hoạt động.
Song, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, Dự án Đầu tư khai thác và chế biến đá xây dựng tại xã Tân Hà, huyện Lâm Hà thuộc trường hợp chậm tiến độ quá 24 tháng so với tiến độ ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư. Do đó, Công ty Hà Thanh phải lập thủ tục gia hạn thời gian chậm đưa đất vào sử dụng. Tại Văn bản số 1038/STNMT-QLĐĐ ngày 16/5/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Công ty Hà Thanh lập thủ tục gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng và điều chỉnh tiến độ đầu tư trước khi lập thủ tục thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
Ngoài ra, qua rà soát, các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do doanh nghiệp cung cấp kèm theo hồ sơ chưa được lồng ghép trên bản đồ đề nghị thuê đất.
Để có cơ sở thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trạng sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Công ty Hà Thanh liên hệ với Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, lồng ghép lại bản đồ xin thuê đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp.
Mặt khác, đối với diện tích đất Công ty Hà Thanh nhận góp vốn của hộ gia đình, cá nhân đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích là đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 56 và điểm d, khoản 1, Điều 57, Luật Đất đai 2013, tổ chức kinh tế thuộc đối tượng thuê đất và phải chuyển mục đích sử dụng đất.
Sau khi Công ty Hà Thanh hoàn thiện hồ sơ (lập thủ tục gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng và điều chỉnh tiến độ đầu tư trước khi lập thủ tục thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lồng ghép lại bản đồ xin thuê đất…), Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Công ty liên hệ với bộ phận một cửa, Trung tâm Hành chính công tỉnh Lâm Đồng để nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất (áp dụng hình thức thuê đất trả tiền hàng năm).
-
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Sai phạm trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Thanh Hóa -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Hai dự án nhà máy xử lý rác tại Đà Nẵng: 10 năm vẫn nằm trên giấy -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Quảng Ngãi: Loạt dự án dang dở gây lãng phí -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá