
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
-
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn
-
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
-
Hải Dương đặt mục tiêu quý II/2025 GRDP tăng 11,83% -
Burundi muốn củng cố hợp tác đầu tư, khoa học công nghệ với Việt Nam
![]() |
Tháng 9/2015 đã trở thành tháng Chín nóng nhất trong lịch sử khí tượng thế giới kể từ năm 1880. Ảnh minh họa: AP |
Áp lực gia tăng trước nguy cơ thế giới sẽ có thêm 60 triệu người suy dinh dưỡng vào năm 2080 do mất an ninh lương thực vì biến đổi khí hậu.
Áp lực không kém từ viễn cảnh ít nhất 200 triệu người sẽ phải rời bỏ nhà cửa vì các nguyên nhân liên quan tới biến đổi khí hậu từ nay tới năm 2050. Trong kịch bản xấu nhất, con số đó có thể lên tới 700 triệu.
Hơn hai thập kỷ đàm phán về biến đổi khí hậu, lúc thất bại nặng nề như COP-15 ở Copenhagen (Đan Mạch) 2009, khi thỏa hiệp tạm thời như ở COP-20 tại Lima (Peru) năm 2014, “quả bom nổ chậm” biến đổi khí hậu chưa được tháo ngòi đang có nguy cơ phát nổ bất kỳ lúc nào. Đó là áp lực khiến tất cả các nước phải tăng tốc trước thềm COP-21 để đạt được một "thỏa thuận đầy tham vọng và ràng buộc pháp lý."
Cho đến nay, 155 nước, chiếm gần 90% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, đã công bố chương trình hành động quốc gia về chống biến đổi khí hậu, bước tiến đáng kể so với 81 nước cách đây một tháng rưỡi, thời điểm Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có cam kết chống biến đổi khí hậu.
Thế nhưng, áp lực ngày càng lớn bởi vấn đề khó khăn nhất là lượng khí thải cắt giảm bắt buộc và nguồn tài chính hỗ trợ vẫn còn để ngỏ. Cam kết từ các nền kinh tế phát triển hỗ trợ 100 tỷ USD/năm đến năm 2020 giúp các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn là "lời hứa suông."
Riêng trong năm nay, các nước vẫn còn thiếu 38 tỷ USD mới đạt cam kết trên. Dù tất cả đều thừa nhận tính cấp thiết và khốc liệt của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, song trên bàn đàm phán quốc tế, vấn đề này không ít lần bị “chính trị hóa,” trở thành cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa các nhóm nước.
Trong khi các nước vẫn mặc cả về trách nhiệm cắt giảm khí thải thì tháng 9 vừa qua trở thành tháng 9 nóng nhất trong lịch sử thế giới kể từ năm 1880.
COP-21 phản ánh những nỗ lực cuối cùng để cộng đồng quốc tế đạt được một thỏa thuận nhằm cứu nhóm V20, gồm 20 quốc gia dễ bị tổn thương nhất, trong đó có Việt Nam, chỉ chiếm 2% lượng khí thải nhà kính, song lại phải chịu ảnh hưởng nặng nhất từ biến đổi khí hậu.

-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
-
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn
-
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
-
Công nhận thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới -
Hải Dương đặt mục tiêu quý II/2025 GRDP tăng 11,83% -
Burundi muốn củng cố hợp tác đầu tư, khoa học công nghệ với Việt Nam -
AmCham kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ xem xét gia hạn thực hiện thuế đối ứng 46% -
Thành phố Huế: Quy định về quản lý đường đô thị, huyện, xã, thôn -
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm -
Chặn nhân tố gây lạm phát
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort